"Dù lắp camera nhưng vẫn cần có cái tâm của người dạy"

Thúy Quỳnh
Trước hàng loạt vụ bạo hành trẻ em diễn ra trong thời gian gần đây, dư luận đã đặt ra câu hỏi: Liệu rằng khi lắp đặt camera tại nơi ở, nhà trẻ thì tình trạng bạo hành trẻ có còn tiếp diễn hay không?

Còn buông lỏng khâu quản lý

Theo bác Võ Văn Hoan - Chánh Văn phòng UBND TP. HCM cho viết, việc phát triển mầm non tư thục là nhằm đáp ứng yêu cầu học tập, nuôi dưỡng của các cháu nhỏ trong điều kiện cơ sở công lập còn hạn chế. “Nhưng từ sự việc này chúng ta nhận ra rằng quản lý nhà nước đối với trường tư chưa chặt chẽ. Vừa qua làm chưa tốt, đây không chỉ là trách nhiệm của sở mà còn là của phòng, chính quyền địa phương” – bác Hoan cho biết.

Để ngăn chặn tình trạng này tái diễn, bác Hoan cho rằng cần “siết chặt lại các điều kiện thành lập trường, chấn chỉnh lại công tác quản lý đang bị “buông trôi”. Phải phân rõ cái nào thuộc trách nhiệm sở, cái nào thuộc trách nhiệm của phòng, cái nào của chính quyền và có cơ chế để phối hợp”.

Đồng thời ngành giáo dục phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo kiến thức về dinh dưỡng, PCCC… và phương pháp giảng dạy cho các bảo mẫu đứng lớp.

Đặc biệt, bác Hoan thừa nhận rằng hiện nay có tình trạng người giữ trẻ “không vì cái tâm yêu trẻ mà vì đồng tiền công lao động”, trong khi mức thu nhập này không cao nên dễ nảy sinh nóng giận.

Nhưng theo bác thì dù có lắp camera thì những bảo mẫu không có tâm vẫn có thể mang trẻ vào những chỗ kín đáo để đánh đòn, bởi “camera không thể chạy theo các cháu” và đây chỉ là công cụ chứ không thể thay thế mọi việc. Chính vì vậy ông cho rằng: “Cần lắp camera trong chính mỗi con người, đó là cái tâm, cái tầm với trẻ nhỏ. Đấy mới thật sự là loại camera tốt nhất".

Xung quanh vụ việc bạo hành trẻ nhỏ diễn ra tại trường mầm non tư thục Mầm Xanh (quận 12, TP. HCM) đánh học sinh không thương tiếc. Trước những diễn biến phức tạp về tình hình xâm hại trẻ em, bác Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH) đã trao đổi về vấn đề này.

Bác Nam cho biết, trong xã hội, những người có nghề nghiệp trực tiếp làm việc với trẻ em cần được đào tạo một cách kỹ lưỡng và chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn nữa. Đơn cử như trường hợp của trường mầm non tư thục Mầm Xanh, trước đây đã có những thông tin thông báo về hành vi bạo lực với trẻ em trong cơ sở này. Các cơ quan liên quan cũng đã triển khai việc kiểm tra, nhưng theo thông tin của TP. HCM, thời điểm đó cũng chưa thu thập đầy đủ các bằng chứng để tiến hành các biện pháp xử lý, nên hiện nay vụ việc xảy ra ở cấp độ nghiêm trọng.

Vì vậy trong tiêu chuẩn để thành lập các cơ sở chăm sóc trẻ em nói chung, trong đó có các cơ sở mầm non, sự kiểm soát của tất cả các bên, của cơ quan quản lý, cha mẹ, người quản lý đứng đầu trong các cơ sở này là rất quan trọng.

Thực tế, đã có rất nhiều cơ sở giáo dục mầm non lắp đặt camera để bố mẹ có thể theo dõi mọi hoạt động của con cái. Theo bác Nam đây cũng là một biện pháp để phòng ngừa hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.

Đối với việc xử lý nghiệm minh những trường hợp vi phạm, bác Nam cũng cho biết thêm, Việc thực thi pháp luật đã được thể hiện đầy đủ trong Chỉ thị số 18 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp xử lý xâm hại trẻ em. Thủ tướng cũng đã yêu cầu Bộ Công an, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao rà soát lại các sự việc còn tồn đọng, đối với những vụ việc mới phát sinh phải ưu tiên để xứ lý.

Thủ tướng có yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc chậm trễ trong việc hỗ trợ hoặc không can thiệp các vụ việc về xâm hại trẻ em.

Bác Nam cũng cho rằng, Nghị định 56 quy định chi tiết quy trình xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em cũng đã quy định rõ trách nhiệm các bên liên quan trong việc xử lý. Sự phối hợp và vào cuộc với những vụ việc xâm hại trẻ em trong thời gian qua đã phần nào kịp thời hơn.

Minh Phương (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết "Dù lắp camera nhưng vẫn cần có cái tâm của người dạy" tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.