Dùng điện thế nào để an toàn?

Nhi Đồng
Nhờ có dòng điện và các thiết bị điện, cuộc sống của con người ngày càng tiện nghi và thuận lợi hơn. Nhưng nếu không biết cách sử dụng điện an toàn, bạn có thể đối diện nguy cơ bị điện giật, bỏng điện hay chập cháy điện… Hãy ghi nhớ những “bí kíp” siêu đơn giản sau đây để đảm bảo an toàn cho bản thân nào!

1. không tiếp xúc với các thiết bị điện khi tay hoặc người ướt, ví dụ như trong lúc tắm hoặc khi vừa ở ngoài trời mưa về. bạn cũng không nên sấy tóc trong nhà tắm.

2. Tránh xa những dây điện bị hở, bị cuốn băng hoặc dây điện không có phích cắm mà cắm trực tiếp vào nguồn điện. nếu phát hiện có dây điện hoặc thiết bị điện nào gặp sự cố, hỏng hóc, cần nhanh chóng báo ngay cho người lớn xử lý.

3. Không trèo lên cột điện, không thả diều ở những nơi có dây điện trên cao.

4. Không sử dụng các thiết bị điện khi đang sạc. khi sạc pin xong phải cất gọn gàng các dây sạc, không để dây sạc cắm vào ổ điện khi không sạc pin nữa.

5. Luôn luôn tắt các thiết bị điện khi không sử dụng để đề phòng nguy cơ chập cháy.

6. Không nghịch hoặc tự ý tháo lắp các thiết bị điện.

7. Tuyệt đối không để các thiết bị điện phát nhiệt gần đồ vật dễ cháy nổ.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Nhi Đồng. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Nhi Đồng. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Dùng điện thế nào để an toàn? tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Halloween "cực chất" - Vui hết nấc

Năm ngoái Tóc Mây còn bận “dùi mài kinh sử” để chuẩn bị kỹ càng cho kỳ thi Olympic Toán học nên chẳng có nhiều tâm trạng vui chơi lễ hội. Thế nên, năm nay, Tóc Mây quyết định “xõa” tưng bừng cùng các bạn trong lớp.

Đuối nước ở trẻ em, biến nỗi lo thành hành động

Mới đây, tại Hà Nội, Cục Trẻ em phối hợp với Quỹ từ thiện Bloomberg, Tổ chức Vận động Chính sách Y tế toàn cầu thuộc Tổ chức Chiến dịch vì Trẻ em không thuốc lá Hoa Kỳ (CTFK/GHAI) đã tổ chức buổi tập huấn tuyên truyền về phòng chống đuối nước trẻ em.

Bàn gọn gàng - học dễ dàng

Việc sắp xếp bàn học gọn gàng và hợp lý là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên không gian học tập thoải mái. Nhưng không phải bạn nào cũng biết sắp xếp bàn học đúng cách đâu nhé!

Biết cách bày tỏ “lòng biết ơn”

5 rưỡi chiều, hai chị em tớ vừa đi học về đến đầu ngõ thì bỗng một chiếc xe từ trong lao ra mà không quan sát. Tí bị ngã nhào xuống đất. Bác Lan hàng xóm thấy vậy chạy ra đỡ chị em tớ rồi phủi quần áo cho Tí. Cậu nhóc vừa mệt vừa đói giờ suýt bị tông xe nên tức tối mang khuôn mặt cau có chạy thẳng về nhà, không thèm ngoái lại. Tớ vội vàng cảm ơn bác Lan rồi về.

"Chìa khóa giải mã" học trò

Việc “giải mã” sức khỏe tâm lý lứa tuổi tiểu học sẽ giúp chúng mình tìm ra “chìa khóa” để phát triển bản thân toàn diện, học tập tốt, xây dựng thành công mối quan hệ với gia đình, bạn bè và thầy cô. Hãy cùng khám phá những điều thú vị về sức khỏe tâm lý học trò qua chuyên mục mới này nhé!