Đừng “giết” não của bạn bằng những cơn stress

Việt Chinh (Tổng hợp)
Không chỉ đơn giản là sự căng thẳng, áp lực trong cuộc sống, stress có thể là “lưỡi dao” làm tổn thương não của bạn.

Cuộc sống hàng ngày với sự bận rộn và nhiều gánh nặng cần giải quyết như kinh tế, tình cảm, gia đình, sức khỏe,... khiến hầu như ai trong chúng ta cũng gặp phải những áp lực nhất định. Nhiều người có thể tự cân bằng cuộc sống, tạo những giải pháp để giải tỏa áp lực và hướng đến trạng thái tích cực. Tuy nhiên, không ít người trong số còn lại có thể rơi vào tình trạng căng thẳng nặng nề.

Các chuyên gia cho rằng khi stress, não bộ của chúng ta sẽ phải vận động nhiều hơn để giải quyết vấn đề đó và bảo vệ cơ thể trước các mối đe dọa tiềm tàng. Stress nặng không chỉ thể hiện ở việc tinh thần bị rối loạn, ức chế mà còn thể hiện các triệu chứng về thể chất như đau đầu, đau ngực, tiêu hóa không tốt, đau dạ dày,... Thậm chí, stress nặng có thể dẫn đến các vấn đề tâm thần, trầm cảm, không kiểm soát được hành vi như bộc phát các cơn giận dữ hay ăn quá nhiều hoặc quá ít, buồn ngủ nhiều hoặc mất ngủ.

Vậy cụ thể hơn thì stress ảnh hưởng thế nào đến não bộ chúng ta?

Giết chết các tế bào não

Khi stress thường xuyên, não bộ sản xuất ra nhiều tế bào myelin - một chất giàu lipid bao quanh sợi trục của tế bào thần kinh, tạo thành một lớp cách điện. Khi myelin được sản xuất nhiều trong thời gian dài thì cấu trúc não sẽ bị thay đổi, các tế bào não sẽ bị giết chết.

Chuyên gia đã thí nghiệm trên chuột: Đặt những con chuột non vào lồng có hai con chuột già trong thời gian 20 phút để chuột già “bắt nạt” những chú chuột non. Sau đó, người ta thấy rằng những con chuột con bị căng thẳng này bị giảm đáng kể số lượng tế bào thần kinh. Vậy nên, nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng sự căng thẳng có thể giết chết các tế bào não khiến não bị thu nhỏ.


Thường xuyên stress làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần

Việc dư thừa Myelin ở một số khu vực của não gây cản trở nhận thức của người làm việc giao tiếp trở nên khó khăn hơn. Đó là tiền đề cho chứng rối loạn tâm thần, trầm cảm,...

Không chỉ có các vấn đề của cuộc sống cá nhân mà những căng thẳng nói chung của con người mỗi ngày phải đối mặt như thông tin về các thảm họa tự nhiên, tai nạn, chết chóc, các thông tin tiêu cực trên mặt báo,... cũng có thể ảnh hưởng đến tinh thần, tạo nên những áp lực, căng thẳng nhất định đến bạn, góp phần hình thành các hội chứng về tâm thần.

Vậy nên, bạn không những cần giải quyết tốt, cân bằng tốt các vấn đề trong cuộc sống của chính bạn mà cần sống trong một môi trường tốt đẹp và tích cực hơn.


Trí nhớ suy giảm

Như đã nói ở trên, nếu bạn bị stress lâu dài thì các tế bào não bị chết đi khiến não có thể bị nhỏ lại. Vì vậy, các sự kiện trở nên khó nhớ và không mấy rõ ràng với bạn. Khi bạn cố gắng tập trung giải quyết vấn đề bạn đang quên như là gắng nhớ xem chìa khóa xe đâu, điện thoại để chỗ nào,... thì kèm theo đó có thể là sự bộc phát cơn giận dữ.

Stress là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống ở mọi lứa tuổi. Hãy học cách kiểm soát sự stress, sắp xếp việc học và cân bằng các công việc khác trong cuộc sống để tránh bị rối loạn dẫn đến căng thẳng, ức chế. Bạn cũng nên tích cực tập thể dục thể thao, vui chơi hoạt động một cách tích cực để thư giãn và đẩy lùi stress.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đừng “giết” não của bạn bằng những cơn stress tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

10 xu hướng chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe năm 2024

Theo các chuyên gia y tế, các lành mạnh được đưa lên hàng đầu trong năm 2024 và tương lai, nhằm tránh nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính. Chế độ ăn uống tác động rất lớn đến hoạt động hằng ngày, mức năng lượng, thậm chí cả tâm trạng và sức khỏe tâm thần.