Giáo dục của người Đức: Coi trẻ em như hạt giống

Nền giáo dục của người Đức có rất nhiều thứ đáng để các bậc phụ huynh học hỏi và áp dụng cho con mình.

Người châu Âu tin rằng, trẻ em có quy luật phát triển của riêng mình và chúng nên làm những việc tương ứng theo từng giai đoạn. Đặc biệt, người Đức coi trẻ em như hạt giống, chỉ cần chăm sóc đúng cách là sẽ đơm bông kết trái.

Dưới đây là một số điểm nổi bật trong nền giáo dục của người Đức:

1. Không vội vàng: Sức mạnh lớn lên từ sự kiên nhẫn

Tại Đức, các trường mẫu giáo không phân cấp lớp, mọi lứa tuổi đều học chung với nhau. Học sinh chỉ học nửa ngày, không học vào buổi chiều, chỉ có các hoạt động ngoại khóa. Tiếng Anh bắt đầu học từ lớp 3, bậc tiểu học chỉ có 4 năm.

Học sinh sau khi tốt nghiệp cấp 2, cấp 3 có thể học nghề hoặc đại học.

Mặc dù tỷ lệ sinh viên theo học đại học không cao nhưng tỷ lệ người Đức đạt giải Nobel lại đứng trong hàng top của thế giới. Một trong số nguyên nhân đó là không nên phát triển trí tuệ của trẻ quá sớm và để trẻ “thua ngay từ vạch xuất phát”.

Giáo dục của người Đức: Coi trẻ em như hạt giống - 1
 

2. Học từ thiên nhiên: Lớn lên một cách lành mạnh

Nhiệm vụ duy nhất của trẻ trước khi học tiểu học là lớn lên một cách hạnh phúc. Nhà nước can thiệp để trẻ em không phát triển trí tuệ quá sớm, để bộ não của trẻ có nhiều không gian hơn cho trí tưởng tượng.

Trẻ mẫu giáo và trẻ tiểu học đều không được phép đi học thêm hoặc học quá chuyên sâu, dẫu vậy IQ của trẻ vẫn cao hơn so với các nước khác.

Một người mẹ tên Sandra sống ở thành phố Cologne (Đức) chia sẻ rằng: “Con trai tôi năm nay 7 tuổi. Tôi đã hỏi giáo viên trong trường liệu có thể dạy thêm cho cháu điều gì không, vì cháu đã học đọc, viết cơ bản và các nhiệm vụ đơn giản ở nhà khi 5-6 tuổi. Thế nhưng, giáo viên phản đối và nói: Chị nên để con mình giống như những đứa trẻ khác”.

Trong thời gian học mẫu giáo, trẻ sẽ được học làm đồ thủ công theo sở thích của mình, chủ động làm những việc cụ thể ngay từ khi còn nhỏ, trau dồi trí tuệ cảm xúc và trau dồi khả năng lãnh đạo. 

3. Bảo vệ trí tưởng tượng của trẻ em

Người châu Âu tin rằng, trẻ em có quy luật phát triển của riêng mình và chúng nên làm những việc tương ứng với từng giai đoạn lớn lên. 

Nếu trí tưởng tượng của trẻ em bị phá hủy, nó sẽ khiến trẻ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, lười tư duy và suy nghĩ.

Giáo dục của người Đức: Coi trẻ em như hạt giống - 2

4. Để trẻ chịu khổ từ nhỏ

Người Đức tin rằng, khi con cái lớn lên, sớm muộn gì chúng cũng sẽ rời xa cha mẹ. Thay vì khiến trẻ cảm thấy bất lực trước những thất bại, tốt hơn hết là để cho chúng sẵn sàng đối mặt với thực tế cuộc sống ngay từ khi còn nhỏ.

Vì vậy, “giáo dục tàn nhẫn” đã trở thành xu hướng phổ biến trong giáo dục mầm non ở Đức. 

Trường mẫu giáo ở Đức thường chỉ có 2 tầng, diện tích nhỏ nhưng khoảng sân dành cho các hoạt động ngoài trời lại rất rộng, thường là sân bằng cỏ, cát, đá.

Trẻ em Đức rất can đảm trong các hoạt động ngoài trời, chúng không sợ khi chơi các trò mạo hiểm. Các thầy cô đứng từ xa quan sát mà không can thiệp nhiều.

Mặc dù trời lạnh nhưng các trẻ ra ngoài chơi không mặc quần áo chống rét, nếu có chỉ là mặc áo khoác nỉ, mặc áo cộc tay, quần soóc hoặc váy. Thầy cô giáo cho rằng, trẻ con nên mặc quần áo ít hơn người lớn vì chúng rất hay vận động, dễ đổ mồ hôi. Hơn nữa, quần áo cồng kềnh cũng ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ.

Giáo dục của người Đức: Coi trẻ em như hạt giống - 3

5. Cho trẻ cơ hội tìm hiểu độc lập

Người Đức không bao giờ xúc cho con ăn. Nếu đói, trẻ sẽ chủ động ăn, lần đầu trẻ có thể không tự ăn nhưng lần sau sẽ ăn.

Đối với những việc trẻ không chịu làm, giáo viên chỉ khuyến khích và gợi ý bằng lời nói hoặc hành vi khi cần thiết. Người lớn không ép buộc trẻ làm một việc gì đó và cũng không làm mọi việc thay con, vì điều đó sẽ ức chế trẻ phát triển hành vi độc lập của trẻ.

Nếu cha mẹ giúp trẻ hoàn thành một việc gì đó, sau này chúng sẽ chỉ làm những gì người khác làm mà không sáng tạo.

6. Cha mẹ sẵn sàng nhận lỗi với con cái

Cha mẹ phải giỏi kiểm soát cảm xúc của mình, dành cho con cái nhiều tình yêu thương nhất có thể thay vì nuông chiều chúng. Vì vậy, cha mẹ hãy luôn nói những từ như “xin lỗi”, “xin hãy tha thứ” và “cảm ơn”.

Dựa trên tình yêu và sự tôn trọng của cha mẹ, trẻ em ở Đức sớm tham gia vào các hoạt động gia đình từ khi còn nhỏ và dám đưa ra ý kiến ​​​​của riêng mình, chẳng hạn như loại thiết bị gia dụng, loại xe nào nên mua, cách sắp xếp phòng, cách làm việc nhà. Cha mẹ sẵn sàng lắng nghe và tôn trọng ý kiến ​​của con cái.

Giáo dục của người Đức: Coi trẻ em như hạt giống - 4

7. Luật pháp nghiêm cấm cha mẹ bạo hành bằng lời nói

Ở Đức, việc chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em đã được quy định trong luật pháp. 

Một mặt, pháp luật quy định trẻ em phải giúp cha mẹ rửa bát, quét nhà, để hình thành thói quen yêu lao động ngay từ nhỏ. Mặt khác, nghiêm cấm cha mẹ “đánh mắng, nói không thương con”. Nếu trẻ cảm thấy mình không được cha mẹ tôn trọng hoặc bỏ bê thì có thể kiện cha mẹ ra tòa. Ngoài ra, luật còn giải thích cụ thể về các quyền mà trẻ em được hưởng.

8. Coi trẻ em như một hạt giống

Người Đức coi trẻ em như những hạt giống, chúng cần một môi trường phát triển tự nhiên, không nên kiểm soát quá mức và để trẻ càng nhiều không gian tự do phát triển càng tốt.

Người Đức có cách bế con rất đặc biệt, đứa trẻ ngồi trên 1 hoặc trong 2 cánh tay của người bố, mặt hướng ra ngoài, lưng tựa vào ngực bố, 2 tay và chân duỗi thẳng. Dù là trời lạnh, người Đức cũng không che chắn quá nhiều cho con. Cách bế này sẽ để trẻ thoải mái tiếp xúc với ánh nắng, không khí, giúp thích nghi với môi trường tự nhiên.

(theo Arttime)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Giáo dục của người Đức: Coi trẻ em như hạt giống tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý

Chiều 19/11, trường Tiểu học Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An đã tổ kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) với nhiều hoạt động văn nghệ hết sức hấp dẫn.

"Phép màu" ở trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm

Chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) đã tổ chức đại nhạc hội Hoa Tháng Năm với chủ đề "Phép màu" tại Cung điền kinh Mỹ Đình (Hà Nội).

Ngôi trường 70 năm trao truyền tri thức "Vững trí tuệ, sáng ước mơ"

Sáng 19/11, Trường THCS Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 70 năm truyền thống ngành Giáo dục Thủ đô, 70 năm thành lập trường; đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND TP Hà Nội, Cờ đơn vị xuất sắc công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô.

Cảm xúc của thầy cô về ngày 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), một ngày đặc biệt của người cầm phấn. Trong mỗi "người lái đò" đều có những cảm xúc thật đặc biệt. Dịp này, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của thầy cô trường Tiểu học Thủ Lệ (quận Ba Đình, TP. Hà Nội) nhé!