Giáo viên Nhật được đào tạo ứng phó thiên tai để cứu học sinh

Vũ Hồng Loan
Bộ Giáo dục Nhật Bản đang triển khai kế hoạch đào tạo cho sinh viên ngành sư phạm, là những thầy cô tương lai có đầy đủ kỹ năng ứng phó thiên tai.

Điều này thật sự có ý nghĩa ở một quốc gia phải thường xuyên đối mặt với động đất như Nhật Bản. Sáng kiến này được đưa ra sau thảm họa sóng thần vào năm 2011 ở Nhật. 

Giáo viên ở Nhật Bản sẽ tham gia lớp đào tạo để cứu sống nhiều học sinh, cũng như có thể bình tĩnh chủ động đối mặt với thiên tai trong mọi trường hợp.

Nhưng hầu như chưa có ai chỉ ra một cách cụ thể người Nhật đã được học như thế nào về phòng chống thiên tai trong trường học. Những nội dung liên quan đến phòng chống thiên tai xuất hiện trong nhiều môn học, hoạt động giáo dục nhưng chủ yếu tập trung ở môn Xã hội và sau này từ thập niên 90, có thêm môn Đời sống.

Cơn sóng thần đã đánh vào Trường tiểu học Okawa ở thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi của Nhật. 74 trong số 104 bạn học sinh đã thiệt mạng trong thảm họa.

Vào tháng 10/2016, toà án đã yêu cầu chính quyền thành phố phải bồi thường tổng cộng 1,426 tỷ yen cho gia đình 23 trẻ em thiệt mạng. Tòa cho rằng chính quyền đã không có biện pháp sơ tán thích hợp khi thảm họa ập đến, lệnh sơ tán được đưa ra quá muộn.

Các khóa học kỹ năng sẽ nằm trong chương trình giảng dạy bắt buộc của sinh viên ngành sư phạm, bắt đầu từ năm 2019. Các nhà chức trách hy vọng việc đào tạo như này sẽ giúp giáo viên cứu sống nhiều học sinh, cũng như có thể bình tĩnh chủ động đối mặt với thiên tai trong mọi trường hợp.

Nội dung các khóa học đang được Bộ Giáo dục Nhật Bản biên soạn. Trong khi đó, một số trường đại học đã bắt đầu mở các lớp dạy về ứng phó thảm họa và kiểm soát khủng hoảng khi có thiên tai.

Người Nhật giáo dục trẻ em cách ứng phó hỏa hoạn rất bài bản để các bạn có thể tự thoát thân mà không cần trông chờ vào sự trợ giúp của người khác.

Đáng chú ý là Đại học Hokkaido ở thành phố Sapporo, Nhật Bản. Các khóa học kéo dài 6 tháng, cung cấp nhiều kiến thức quan trọng về thảm họa, phân loại thiên tai, những biện pháp ứng phó cần thiết, cách đọc bản đồ để lựa chọn nơi sơ tán thích hợp.

Bên cạnh giáo viên thì các bạn học sinh ở Nhật Bản cũng được hướng dẫn học tập gợi ý các ví dụ về phòng chống hiểm họa ở gia đình, trường học. 

Ở lớp 2, học sinh được học chủ đề: "Chúng ta phải làm gì để sống an toàn và khỏe mạnh?". Trong chủ đề này, hướng dẫn học tập đưa ra hoạt động tập huấn cứu hỏa (làm thế nào để chạy thoát an toàn, nếu quần áo bắt lửa thì phải làm gì?).

Ở lớp 4, học sinh được học chủ đề "Tổ tiên chúng ta đã làm gì để phòng chống các hiểm họa?". Trong đó, các hoạt động học tập được phân làm hai nhóm.

Tương tự, ở lớp 5, mục tiêu học tập của học sinh trong môn Xã hội là: "Làm cho học sinh có hiểu biết về đất đai, tài nguyên của nước ta và mối quan hệ giữa môi trường nước ta với đời sống quốc dân, có mối quan tâm sâu sắc tới tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, phònng chống thiên tai, giáo dục tình yêu đối với tài nguyên, đất đai".

Ở lớp 6, học sinh sẽ học chủ đề: "Làm thế nào để chúng ta có cuộc sống an toàn?". Trong chủ đề này, học sinh học các phương pháp phòng chống tai nạn như: Lập kế hoạch làm cho quê hương an toàn và cùng mọi người thực hiện, mời nhân viên cứu hỏa hoặc cảnh sát trực đêm tới và nghe họ nói về công việc của mình, diễn tập phòng chống hỏa hoạn, cùng nói về ý nghĩa của các tín hiệu như chuông, còi báo động, kẻng, xây dựng các quy tắc cho bản thân phải làm gì trong trường hợp đó, thực hành ứng cứu khẩn cấp.

Vì vậy, hoạt động học tập về phòng chống thiên tai không chỉ là việc học các tri thức giáo khoa mà còn là các hoạt động thực tiễn và hữu ích cho đời sống.

Loan Vũ (Tổng hợp)

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Giáo viên Nhật được đào tạo ứng phó thiên tai để cứu học sinh tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.