Góc bàn luận: "Có nên vào đại học khi lương cử nhân chẳng bằng cô bán hủ tiếu”?

Thu Trà
Mới ra trường, sinh viên thường phải đối mặt với sự bấp bênh, cơm áo gạo tiền. Liệu rằng, vừa tốt nghiệp có nên chấp nhận một công việc lương thấp. Điều này khiến cho không ít tân cử nhân hoài nghi liệu học đại học có phải là một lựa chọn sáng suốt để thành công trong tương lai?

Tuổi mười tám luôn phải đứng trước nhiều nhiều lựa chọn. Đại học là con đường mà phần lớn các bạn trẻ chọn để tiếp tục hành trình ước mơ. Một trường đại học top đầu chỉ đảm bảo về chất lượng đào tạo và đôi khi, nó thể hiện xu hướng ngành ưu thế trong thời gian hiện tại. Tuy nhiên nó không đảm bảo bạn có thành công hay không. Điều này nằm ngoài khả năng và trách nhiệm của giáo dục.

Hàng ngàn sinh viên thất nghiệp mỗi năm và kể cả trong phần may mắn có việc, có tới 60% làm trái ngành, hoặc công việc không đảm bảo nuôi sống bản thân ở những thành phố đắt đỏ. Đứng trước những thách thức thực tế từ cuộc sống, nhiều bạn bắt đầu cảm thấy hoài nghi về giá trị của tấm bằng mà mình nhận được.

Góc bàn luận:
Sau 4 năm ĐH không phải bạn trẻ nào cũng có thể thực hiện được ước mơ của mình.

Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện một chủ đề khiến nhiều người tranh luận gay gắt: Học đại học hay bán hủ tiếu? Mọi chuyện bắt đầu từ một dòng tâm sự của nhân viên văn phòng trẻ: "Cô bán hủ tiếu bán 30.000 VNĐ/tô. Mỗi ngày cô bán được 80 tô. Lời mỗi ngày cô lời 800.000 VNĐ. 1 tháng thu nhập khoảng 24 triệu. Trong khi tôi đi làm 5 năm chỉ có 12 triệu VNĐ. Vậy bằng đại học có giá trị gì?".

Nhiều người bày tỏ, với mức lương khởi điểm 6 triệu VNĐ/tháng và mức lương 12 triệu VNĐ/tháng sau 5 năm đi làm, sẽ rất khó để thuyết phục sinh viên rằng giáo dục là con đường ngắn nhất để thoát nghèo. Chưa kể, làm kinh doanh bên ngoài không những kiếm được nhiều tiền hơn, mà còn thoải mái về tinh thần.

Góc bàn luận:
Hình minh họa

"Tôi có 11 năm trong ngành khách sạn, lương tính ra chỉ có 300.000 VNĐ/ngày. Nay tôi ra mở quán bán súp, bánh tráng và trà tắc. Mỗi ngày có thể kiếm 400.000-500.000 VNĐ/tiền lời. Bán buổi chiều, sáng tôi có thời gian đi làm thêm, tưới cây cho nhà hàng, thêm 180.000 VNĐ/buổi. Gấp đôi lương tôi đi làm trước đây. Nhưng thoải mái tinh thần, không áp lực, không bị ai kiếm chuyện, nhất là nhân viên với nhau và cả sếp nữa. Mệt mỏi lắm", độc giả S.Đ bình luận.

Góc bàn luận:
Đại học đem lại một giá trị to lớn đó là tri thức.

Thực tế thì không có ý kiến nào đúng cho mọi trường hợp vì tùy vào từng hoàn cảnh. Học đại học cũng vậy, nhu cầu và định hướng của mỗi bạn khác nhau thì đáp án sẽ khác nhau. Không phải ai cũng hợp với môi trường giảng đường ở đại học nhưng vấn đề là nếu bạn chưa thử thì khó có thể biết được mình và đại học có dành cho nhau hay không. Ngoài ra đại học còn đem lại một giá trị to lớn hơn cả, đó là tri thức. Nếu biết vận dụng tri thức một cách khôn ngoan, cuộc sống của chúng ta sẽ "dễ thở" hơn rất nhiều. Còn bạn bạn thấy sao về ý kiến này?

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Góc bàn luận: "Có nên vào đại học khi lương cử nhân chẳng bằng cô bán hủ tiếu”? tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.