Sau 70 năm, Thủ đô Hà Nội đã có những bước phát triển mạnh mẽ, vươn lên trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả nước. Điều đó thể hiện ở những con số biết nói.
Dân số
- Năm 1954: 430.000 người
- Năm 2024: 8,6 triệu người
Dân số Hà Nội đã tăng gấp 20 lần sau 70 năm, góp phần quan trọng cho sự phát triển về mọi mặt của Thủ đô.
Diện tích
- Năm 1954: 152 km2
- Năm 2024: 3.345 km2
Thủ đô Hà Nội mở rộng gấp 22 lần với việc sáp nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Ngoài 12 quận như hiện nay, Hà Nội dự kiến nâng cấp các quận mới gồm: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng.
Kinh tế
Trong 10 năm trở lại đây, Hà Nội luôn có mức tăng trưởng kinh tế dương và cao hơn từ 1,2-1,5 lần mức tăng GDP trung bình hằng năm của cả nước.
- Mức thu ngân sách năm 2023: 410,51 nghìn tỷ đồng.
- Mức thu nhập bình quân đầu người (GRDP - tổng sản phẩm trên địa bàn) giai đoạn 2011-2023 tăng bình quân 6,67%/năm. Năm 2023 đạt 151,1 triệu đồng/người/năm (6.348 USD).
- Dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI): 4.500; tổng vốn trên 33 tỉ USD.
- 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Văn hóa
Với lịch sử hình thành hơn 1.000 năm, Thủ đô Hà Nội sở hữu:
- Di tích lịch sử: 5.922
- Làng nghề: 1.350
- Lễ hội dân gian: 1.700
- Di sản văn hóa phi vật thể: 1.793
Từ lợi thế đó, khách du lịch đến với Hà Nội năm 2023 đạt 24 triệu lượt, tăng 27% so với năm 2022. Trong đó, khách quốc tế là hơn 4 triệu lượt người.
Giáo dục
Năm học 2024-2025, quy mô giáo dục của TP. Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước.
- Tổng số học sinh: gần 2,3 triệu
- Cán bộ, giáo viên: hơn 130.000 - Trường học: 2.913
- Trường Đại học, Cao đẳng: khoảng 120 với trên 1 triệu sinh viên
- Đơn vị giáo dục nghề nghiệp: 298
Danh hiệu nổi bật
Thủ đô Hà Nội được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”; 3 lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, tặng danh hiệu “Thủ đô Anh hùng”.