Hà Nội không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, chỉ cần mặc sạch sẽ, gọn gàng để khuyến khích tiết kiệm.
 

Trước thềm năm học mới 2023 - 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành văn bản số 3075/SGDĐT-VP về việc tổ chức lễ khai giảng và triển khai một số hoạt động đầu năm học, trong đó yêu cầu các đơn vị, trường học thực hiện nghiêm túc quy định tại Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT ngày 30/9/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên.

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, chỉ cần mặc sạch sẽ, gọn gàng để khuyến khích tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đồng phục nhà trường phải thiết kế giản dị, kiểu dáng phù hợp lứa tuổi học sinh và văn hóa của địa phương, được Hội đồng nhà trường, cha mẹ học sinh đồng thuận. Nhà trường có thể cung cấp mẫu (kiểu dáng, màu sắc, logo...) để phụ huynh chủ động mua sắm cho học sinh. Các trường không được để một học sinh nào vì chưa có đồng phục mới mà không được vào trường học.

Liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, an toàn để chuẩn bị đón năm học mới, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch sốt xuất huyết, tổ chức tổng vệ sinh môi trường, bảo đảm khung cảnh nhà trường xanh - sạch - đẹp. Các trường cần triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn trường học, rà soát, kiểm tra cơ sở vật chất, hệ thống điện, cây xanh, hệ thống cấp thoát nước... để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên. Với các trường có tổ chức đưa đón học sinh bằng xe ô tô, cần lưu ý các giải pháp đảm bảo an toàn trong việc đưa đón học sinh.

Đối với vấn đề bán trú, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường có bếp ăn tập thể phải bảo đảm đủ các điều kiện an toàn thực phẩm, tiến hành tổng vệ sinh bếp ăn trước khi tổ chức phục vụ học sinh, giáo viên, không để xảy ra sự cố.

Về Lễ Khai giảng năm học mới vào sáng 5/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường tổ chức gọn nhẹ với học sinh là trung tâm, chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, đảm bảo thực sự trở thành ngày hội khai trường của học sinh. Đối với cấp học mầm non, Lễ Khai giảng tổ chức theo hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo với nội dung phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhằm tạo ấn tượng tốt, đảm bảo an toàn, sức khỏe của trẻ và bảo vệ môi trường trong ngày đầu tiên của năm học mới.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý

Chiều 19/11, trường Tiểu học Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An đã tổ kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) với nhiều hoạt động văn nghệ hết sức hấp dẫn.

"Phép màu" ở trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm

Chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) đã tổ chức đại nhạc hội Hoa Tháng Năm với chủ đề "Phép màu" tại Cung điền kinh Mỹ Đình (Hà Nội).

Ngôi trường 70 năm trao truyền tri thức "Vững trí tuệ, sáng ước mơ"

Sáng 19/11, Trường THCS Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 70 năm truyền thống ngành Giáo dục Thủ đô, 70 năm thành lập trường; đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND TP Hà Nội, Cờ đơn vị xuất sắc công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô.

Cảm xúc của thầy cô về ngày 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), một ngày đặc biệt của người cầm phấn. Trong mỗi "người lái đò" đều có những cảm xúc thật đặc biệt. Dịp này, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của thầy cô trường Tiểu học Thủ Lệ (quận Ba Đình, TP. Hà Nội) nhé!