Hải đăng ở Trường Sa

Chu Hải
TNTP - Những ngọn hải đăng được ví như những cặp mắt thần trên biển đông để hướng dẫn các con tàu đi lại, góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

Từ năm 1993, các trạm hải đăng chính thức được xây dựng ở quần đảo Trường Sa, khu vực có ý nghĩa cực kỳ quan trọng về vị trí chiến lược, tiềm năng kinh tế, an ninh quốc phòng của nước ta. Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Biển Đông và Hải đảo thuộc Tổng Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam có nhiệm vụ quản lý vận hành hệ thống đèn biển này. Để bảo đảm cho các ngọn hải đăng ở quần đảo Trường Sa luôn phát sáng, hướng dẫn các con tàu đi lại an toàn là công việc không phải dễ dàng.

Đến nay, trên quần đảo Trường Sa đã có 9 ngọn hải đăng, trong đó có 3 ngọn hải đăng được xây dựng trên 3 đảo chìm là Đá Lát, Đá Tây và Tiên Nữ, vẫn còn 13 đảo nữa chưa có đèn. Với tầm phát sáng xa từ 12 đến hơn 20 hải lý, các trạm hải đăng của ta ngày đêm hiên ngang quét sáng biển Đông dẫn hướng các con tàu.

Ngọn hải đăng cao nhất

Hải đăng Đá Lát (cao 42 mét) cao nhất trong 9 ngọn hải đăng ở quần đảo Trường Sa, được xây dựng và hoàn thành tháng 6/1994. Chức năng của công trình này là giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Trường Sa định hướng và xác định được vị trí của mình. Đảo Đá Lát là rạn san hô, cách vịnh Cam Ranh khoảng 450 km theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, dài khoảng 3,5 hải lý, nơi rộng nhất khoảng 1 hải lý, diện tích gần 10 km2. Hải đăng nằm cách đơn vị hải quân đóng gần 1 hải lý. Vì hải đăng được xây dựng bên trong rạn san hô nên khi tiếp tế cho những người làm nhiệm vụ canh gác đèn biền, tàu phải neo đậu ở vùng nước sâu và dùng cano chuyển hàng vào. Vào mùa biển êm việc tiếp tế khá thuận lợi nhưng vào mùa biển động rất khó khăn do cano nhỏ và sóng lớn đánh, rất nguy hiểm.

Làm việc ở Trường Sa, những người “gác đèn” cũng như chiến sĩ luôn coi đảo là nhà, biển cả là quê hương. Ngoài “gác đèn”, những người làm việc ở các trạm hải đăng còn tham gia hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống. Nhờ sự cần cù, cùng những giọt mồ hôi thầm lặng của người “lính nhà đèn” mà những con “mắt thần” luôn tỏa sáng ở Trường Sa, giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển. Đây cũng là những cột mốc chủ quyền của Tổ quốc, hiên ngang tỏa sáng giữa biển khơi.

HƯỚNG DƯƠNG
(Tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Hải đăng ở Trường Sa tại chuyên mục Đồ Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Chào nhé Halloween

Halloween ở trường, ở lớp bạn đã chuẩn bị tới đâu rồi? Các bạn có hào hứng đón chờ ...

Bài Đồ Chơi khác

"Gạch" đồ chơi sáng tạo

Trên hè phố, Ole Krik Christansen vừa đi bộ vừa suy nghĩ miên man. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giống như những nước khác, Đan Mạch - quê hương của Ole cũng rơi vào tình trạng khó khăn, thiếu thốn đủ thứ.

Cơ hội nhận ngay quà cực chất hè này khi mua đồ uống TH

Chương trình “Xoay nắp TH – Trúng hơn 500.000 giải thưởng” trao 200 giải Ba là bộ quà tặng game Liên Quân Mobile x TH true JUICE milk gồm combo túi, áo và mũ cực chất. “Cơn mưa giải thưởng” còn gồm những hạng mục hấp dẫn như xe máy Honda SH 125i, tai nghe Bose, thẻ nạp điện thoại,…

Rô-bốt hình người siêu nhỏ

Vừa qua, nhóm 4 học sinh gồm: Aaron Ho Yat Fung, Isaac Zachary To, Justin Wang Tou Dương và Ngo Hei Leung (trường Nam sinh Diocesan, Hong Kong) đã chế tạo rô-bốt hình người nhỏ nhất từng ghi nhận trên thế giới.Họ đã phá kỷ lục trước đó do Zain Ahmad Qureshi (người Pakistan) thiết lập vào năm 2022.