Hướng dẫn chọn đồ chơi an toàn

Sành
Đồ chơi là người bạn đồng hành trong hành trình phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, nếu không được chọn lọc kỹ càng, chính món đồ quen thuộc này có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe và an toàn.

Quy định về an toàn đồ chơi trẻ em

Trước tình trạng thị trường tràn lan đồ chơi không rõ nguồn gốc, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em, yêu cầu tất cả sản phẩm lưu thông trên thị trường cần có:

- Nhãn tiếng Việt đầy đủ, rõ ràng, khó tẩy xóa.

- Thông tin về tên hàng hóa, địa chỉ nhà sản xuất/nhập khẩu, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và cảnh báo an toàn.

Ở cấp độ quốc tế, Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng và Thị trường của Nghị viện châu Âu đã thông qua lệnh cấm các chất gây rối loạn nội tiết trong đồ chơi vốn được chứng minh là có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở trẻ em.

Hướng dẫn chọn đồ chơi an toàn

Theo các chuyên gia, không có món đồ chơi nào tuyệt đối an toàn. Tuy nhiên, cha mẹ có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách tuân thủ những nguyên tắc sau:

1. Phù hợp độ tuổi

Chọn đồ chơi đúng độ tuổi giúp đảm bảo trẻ có thể chơi an toàn và phát triển kỹ năng phù hợp với giai đoạn phát triển.

2. Chất liệu an toàn, nguồn gốc rõ ràng

Ưu tiên đồ chơi làm từ gỗ, nhựa an toàn, vải tự nhiên đã được kiểm định.

Tránh sản phẩm không nhãn mác, thiếu tem chứng nhận, hoặc có mùi hóa chất lạ.

Không chọn nhựa tái chế loại 3, 6, 7 (vì có thể chứa BPA, phthalate… gây hại nội tiết).

3. Không có chi tiết nhỏ

Tránh đồ chơi có bộ phận rời dễ rơi vãi, có thể gây hóc, nghẹt thở.

Tránh đồ chơi có cạnh sắc, đầu nhọn, vỡ vụn dễ gây thương tích.

4. Âm lượng vừa phải

Đồ chơi phát ra âm thanh cần đảm bảo dưới ngưỡng cho phép, tránh ảnh hưởng đến thính giác trẻ em.

5. Tránh đồ chơi có dây dài

Dây thừng, dây kéo dài hơn 30cm có thể gây nguy hiểm nếu quấn vào cổ hoặc tay chân trẻ nhỏ.

6. Kiểm tra đồ chơi chạy bằng pin

Pin cần có nắp vít cố định chắc chắn.

Hạn chế sử dụng pin dạng nút nhỏ vì trẻ em dễ nuốt phải.

7. Tránh lớp sơn bong tróc

Sơn cũ có thể chứa chì độc hại. Nếu cần sơn lại, hãy dùng sơn không độc, đạt chuẩn an toàn cho trẻ em.

8. Ưu tiên đồ chơi có thể chơi cùng người lớn hoặc bạn bè

Đồ chơi như xếp hình, lego, board game giúp tăng cường tương tác và phát triển kỹ năng xã hội cho con.

Lưu ý khi bảo quản đồ chơi

Vệ sinh thường xuyên, loại bỏ đồ chơi bị hỏng, biến dạng.

Không để đồ chơi ngoài trời lâu ngày, tránh ảnh hưởng do thời tiết làm mục, nứt, bong sơn.

Luôn có người trông chừng khi trẻ em chơi, đặc biệt là bạn nhỏ dưới 3 tuổi.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Hướng dẫn chọn đồ chơi an toàn tại chuyên mục Đồ Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Đồ Chơi khác

"Bật mí" bí mật của giày dép

Có rất nhiều loại giày, dép khác nhau được sử dụng trong đời sống hằng ngày. Có loại chuyên dùng để chơi thể thao, có loại chuyên dùng để đi dạo hay đi bộ đường dài... Mỗi loại giày, dép đều có cấu tạo riêng biệt để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình đấy!

Đánh phết đầu xuân vui ra phết

Nói đến chuyện vui, tiếng Việt thường có nhiều thành ngữ để chỉ: vui như Tết, vui như sáo, vui như trẩy hội hoặc vui ra phết… “Vui ra phết” là một thành ngữ nhằm diễn tả một trạng thái vui vẻ thoải mái của ai đó. Ví dụ: “Này, các cậu ơi, hôm vừa rồi lớp chúng tớ được cô giáo cho đi tham quan rừng Cúc Phương. Cả nhóm tha hồ chơi tập trận giả trong rừng, vui ra phết nhé!”.

Khi các bà, các mẹ trổ tài đánh quay

“Cút ca cút kít/Làm ít ăn nhiều/Nằm đâu ngủ đấy/Nó lấy mất cưa Lấy gì mà kéo...”. Mỗi khi nghe đến bài đồng dao ấy, nhiều người lớn lại muốn “bỏ quên” hết mọi nhọc nhằn của cuộc sống để trở về tuổi thơ hồn nhiên, cuốn theo vòng xoáy của những con quay.

Cách phân biệt Labubu thật và giả

Labubu ngày càng nổi tiếng, kéo theo sự xuất hiện của nhiều mặt hàng nhái trên thị trường. Việc nhận biết Labubu thật và giả trở thành mối quan tâm lớn của giới trẻ yêu thích thương hiệu này.

Hello Kitty và hành trình nửa thế kỷ thống trị thế giới

Xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 1/11/1974 và được miêu tả với hình ảnh chú mèo bobtail Nhật Bản với chiếc nơ đỏ bên tai trái. Hello Kitty được lấy hình mẫu là một cô bé có tên là Kitty White đến từ London (Anh) và có chị em sinh đôi tên Mimmy. Cô bé nuôi một mèo cưng tên Charmmy Kitty.