Học lịch sử trong bảo tàng

Chu Hải
TNTP - Vừa rồi, mình cùng bạn bè vào thăm Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế. Đến đây, chúng mình mới được tận mắt chứng kiến hàng chục chiếc xe tăng, pháo cao xạ của quân đội Mỹ - Ngụy nằm trên đất Cố đô Huế.

HỌC LỊCH SỬ TRONG BẢO TÀNG

Bên trong khuôn viên Bảo tàng trưng bày rất nhiều vũ khí tối tân nhất được sử dụng trên chiến trường. Nhìn lên bảng ghi chú bạn sẽ thấy được nhiều hiện vật quý. Đó là chiếc máy bay A37, AD-6 của Mỹ sử dụng để thả bom napan và bắn rocket trong những cuộc hành quân lớn tại chiến trường Trị Thiên Huế; máy bay MIG-21, loại máy bay phản lực chiến đấu của không quân Việt Nam, pháo tự hành 175mm, xe tăng…

Pháo 122 MM của Quân giải phóng sử dụng trong chiến dịch giải phóng Thừa Thiên Huế Xuân 1975.

Bảo tàng được thành lập từ tháng 7/1989, là nơi trưng bày hơn 20 ngàn hiện vật của hai cuộc kháng chiến thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước. Qua các hiện vật và mô hình, du khách cũng sẽ được tìm hiểu về lịch sử đấu tranh của quân và dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến, từ đó hiểu được giá trị của hòa bình hôm nay được đánh đổi bằng xương máu, mồ hôi và nước mắt của ông cha ta. Thăm quan Bảo tàng đúng là một cách học lịch sử thú vị.

Tuấn Hiệp
(Xuân Tùy, Quảng Phú, Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế)

 

ĐỘI MŨ BẢO HIỂM – VIỆC CẦN LÀM

Chúng mình là học sinh của một trường huyện thuộc khu vực thuần nông. Tuy nhiên những năm gần đây cuộc sống mỗi ngày một khá giả nên nhiều phụ huynh đã mua sắm xe đạp điện cho con đến trường.

Đầu năm học, nhà trường đã tuyên truyền đến tất cả học sinh phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện. Đồng thời trường còn tổ chức cho phụ huynh các lớp ký cam kết “đảm bảo an toàn giao thông” đối với con em mình. Thế nhưng, bên cạnh số đông nghiêm chỉnh chấp hành thì một số bạn còn thờ ơ với việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện. Nhiều bạn không có mũ bảo hiểm, thậm chí có bạn mang theo nhưng không đội mà để treo lủng lẳng hoặc vứt trên giỏ xe.

Các bạn ơi, đội mũ bảo hiểm là để đảm bảo tính mạng cho chính mình. Bên cạnh đó còn là một hành vi văn hóa cần có của người tham gia giao thông, trong đó có học sinh chúng ta. Mình mong tất cả học sinh chúng ta đều phải nhận thức đúng về vấn đề này để có một cuộc sống an toàn và văn minh.

Phan Thị Mai Ngọc
(Lớp 7/1, Bút nhóm Phú Ninh Xanh, THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh, Quảng Nam)

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Học lịch sử trong bảo tàng tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Gia Lai đổi mới truyền thông giúp giảm nghèo bền vững

Nhờ đổi mới cách làm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và sát dân trong từng hoạt động, các địa phương ở Gia Lai đang triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách giảm nghèo, giúp người dân từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Nhiều tình cảm tại địa phương dành cho báo Đội

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Văn phòng Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng khu vực Bắc Trung Bộ đã vinh dự đón nhận những lẵng hoa tươi thắm, những lời chúc mừng đầy tình cảm từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh.

Những trang báo Đội và ký ức tuổi thơ giữa Hội báo toàn quốc 2025

Hội báo 2025 diễn ra trong không khí trang trọng và nhiều cảm xúc, khi những người làm báo trên khắp cả nước cùng hướng về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Đây là dịp tôn vinh nghề báo và cũng là cơ hội để các cơ quan báo chí giao lưu, giới thiệu tới bạn đọc những thành quả lao động, sáng tạo qua từng trang báo, từng ấn phẩm.