Theo nghiên cứu này, tỉ lệ bạn nhỏ dân tộc thiểu số chưa từng đi học hoặc đã bỏ học (bạn nhỏ ngoài nhà trường) đã giảm đáng kể so với năm 2009. Dân tộc Khmer và Mông tuy có tiến bộ đáng kể sau 5 năm, nhưng vẫn có tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường cao nhất so với các nhóm dân tộc khác.
Ảnh minh họa. (nguồn: Internet)
Theo báo Pháp luật Việt Nam, nghiên cứu còn cho thấy có sự khác biệt lớn về bạn nhỏ ngoài nhà trường giữa nhóm hộ gia đình nghèo nhất và giàu nhất, đặc biệt càng ở cấp học cao hơn sự khác biệt này càng lớn. Ở độ tuổi 5 tuổi, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường của nhóm hộ nghèo nhất cao hơn nhóm giàu nhất gần 3 lần, ở độ tuổi tiểu học là 5,5 lần và ở độ tuổi trung học cơ sở là 10 lần.
Các bạn độ tuổi tiểu học và THCS ở nông thôn đều thiệt thòi hơn ở thành thị ở tất cả các vùng, trong đó thiệt thòi nhất làGiáGillc bạn nông thôn của 2 vùng trung du miền núi phía bắc và Tây Nguyên.
Nhóm bạn nhỏ di cư luôn có tỷ lệ ngoài nhà trường cao hơn so với nhóm không di cư và sự khác biệt cũng tăng khi độ tuổi tăng. Ở các gia đình di cư, tỉ lệ bạn nhỏ không đi học cao hơn ở các gia đình không di cư 1,2 lần ở độ tuổi mầm non 5 tuổi, 1,6 lần ở độ tuổi tiểu học, và 1,7 lần ở độ tuổi THCS.
Trước đó VnExpress cho hay, hội nghị tổng kết dự án "Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non" do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức ở Hà Nội.
Theo báo cáo, năm học 2016-2017, tỷ lệ trẻ 3-5 tuổi đi học là trên 92%, trẻ 5 tuổi đi học là 98%. Cơ sở vật chất giáo dục mầm non được cải thiện, trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng cao.
Hết tháng 3/2017, hơn 80% trẻ mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa tại lớp. Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên mầm non hoàn thành bồi dưỡng chuyên môn.
Cô Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo - cho rằng tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non được coi là dự án lịch sử của giáo dục mầm non, nhằm thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về phổ cập giáo dục.
"Phát triển mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Trong 5 năm qua, giáo dục mầm non tại Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi", Thứ trưởng Nghĩa khẳng định.
Minh Anh (tổng hợp)