Học sinh Mỹ được cầm điện thoại nhưng không thể dùng

Các nhà quản lý cho rằng điện thoại khiến học sinh phân tâm trong giờ học, thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần của nhóm người này.

 Các trường học Mỹ đang áp dụng nhiều công nghệ để học sinh vẫn có thể cầm điện thoại của mình nhưng không sử dụng chúng trong giờ học. Ảnh: Hechinger Report. Các trường học Mỹ đang áp dụng nhiều công nghệ để học sinh vẫn có thể cầm điện thoại của mình nhưng không sử dụng chúng trong giờ học. Ảnh: Hechinger Report.

Các nhà quản lý giáo dục nhận thấy học sinh bắt đầu thay đổi thói quen sử dụng điện thoại từ trong thời kỳ đại dịch. Nhóm người này dán mắt vào các thiết bị điện tử trong giờ học để đăng bài trên mạng xã hội hay nhắn tin cho bạn bè.

Năm nay, các trường học nhiều bang ở Mỹ như Ohio, Colorado, Maryland, Connecticut, Pennsylvania, Virginia, California đã cấm thiết bị điện tử trong lớp để "ngắt nguồn" gây ra sự sao nhãng của học sinh dẫn đến học hành sa sút, bị kỷ luật và tệ hơn là các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Quan điểm trái chiều

Theo thống kê, hầu hết hệ thống trường học đã cấm điện thoại di động vào năm 2020, nhưng đại dịch khiến những quy định này trở nên lỏng lẻo hơn.

Một số trường đã đầu tư vào các tủ khóa để điện thoại trong giờ học. Những trường khác lại không cho phép điện thoại xuất hiện trong khuôn viên trường học. Nếu vi phạm, học sinh có thể nhận lại nhiều hình phạt nghiêm khắc.

Nhiều học sinh chỉ sử dụng điện thoại để nghe nhạc, lên lịch, giao tiếp với bố mẹ và kiểm tra điểm số hoặc bài tập đã bày tỏ sự không hài lòng với những quy định trên. Một số cho rằng quy định này phải nhận được sự đồng thuận từ học sinh thay vì nhà trường tự quyết.

Cộng đồng phụ huynh trước vấn đề này cũng có nhiều quan điểm bất đồng. Nhiều cha mẹ cho rằng con họ cần có điện thoại trong các trường hợp khẩn cấp.

Nancy J. Hines, Giám đốc Học khu Penn Hills, ngoại ô Pittsburgh (bang Pennsylvania), cho hay quy định không có ý xâm phạm riêng tư của ai.

"Nó chỉ giúp học sinh tập trung hơn trong giờ học", bà Hines nói.

Sử dụng công nghệ để hạn chế điện thoại trong trường

Bà cho biết 3.000 học sinh của mình gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng với điện thoại sau đại dịch. Trước điều này, các trường trung học cơ sở tại học khu đã đầu tư hệ thống túi đựng điện thoại của học sinh. Mỗi sáng, giáo viên chủ nhiệm sẽ thu điện thoại và để chúng trong hộp đựng có khóa. Học sinh sẽ nhận điện thoại sau khi tan trường.

Năm nay, học khu đã đầu tư thêm một hệ thống khóa điện thoại tự động tại các trường trung học. Theo đó, học sinh được cầm điện thoại của mình trong suốt thời gian ở trường nhưng phải để vào một chiếc túi Yondr - một loại túi có giá 16 USD và có thể khóa bằng hệ thống. Khi tan học, các em sẽ mở khóa bằng cách chạm điện thoại vào một thiết bị.

Tuy nhiên, một số ít học sinh đã cố tình lách luật bằng cách để điện thoại cũ vào túi và giấu điện thoại đang sử dụng. Dù vậy, các giáo viên vẫn phản hồi rằng tình trạng học tập của học sinh đã được cải thiện đáng kể.

 Cách duy nhất để mở túi Yondr là quét chúng vào một hệ thống từ. Ảnh: Yondr. Cách duy nhất để mở túi Yondr là quét chúng vào một hệ thống từ. Ảnh: Yondr

Tại bang Philadelphia, 27 trường công lập sử dụng túi Yondr. Các trường yêu cầu học khu trả phí cho dịch vụ này.

Hiệu trưởng một trường trung học, bà Megan Wapner, đã triển khai hình thức này cho các học sinh trung học cơ sở. Cô cho hay từ ngày áp dụng quy định mới, học sinh nói chuyện với nhau vào bữa trưa thay vì nhắn tin hoặc xem mạng xã hội. Nếu phụ huynh cần liên lạc với học sinh trong giờ học, nhân viên trường sẽ nhanh chóng chuyển tiếp tin nhắn.

Nhưng ở bang Virginia với 64.000 học sinh, các quan chức học khu cho rằng những chiếc túi Yondr quá đắt so với nhu cầu.

Thay vì sử dụng túi khóa, bang này cấm sử dụng điện thoại di động trong giờ giảng dạy hoặc trong môi trường học đường. Học sinh trung học cơ sở bây giờ phải cất điện thoại trong tủ khóa của mình. Học sinh trung học phổ thông có thể mang theo điện thoại và sử dụng chúng trong bữa trưa hoặc giờ giải lao.

Nếu vi phạm, học sinh có thể bị cảnh cáo, bị phạt cấm túc tại trường hoặc thi hành hình phạt khác.

Đối với các học sinh đã bày tỏ sự lo lắng không liên hệ được với ai khi xảy ra xả súng tại trường học, các nhà giáo dục cũng cho rằng ở tình huống đó, học sinh nên tập trung bảo vệ bản thân thay vì liên lạc với ai đó.

"Nếu cứ chăm chú vào điện thoại trong các vụ xả súng, học sinh có thể mất nhận thức xung quanh và tăng khả năng bị thương", Jaclyn Schildkraut, nhà nghiên cứu về các vụ xả súng hàng loạt tại trường học kiêm Giám đốc điều hành Hiệp hội Nghiên cứu bạo lực súng đạn thuộc Viện Chính phủ Rockefeller, cho biết.

Theo cô, sử dụng điện thoại trong một vụ xả súng là việc hoàn toàn không nên làm, kể cả khi nó ở chế độ im lặng.

"Học sinh có thể liên hệ cho phụ huynh sau khi vụ xả súng lắng xuống", cô nói.

(theo Tri thức trực tuyến)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Học sinh Mỹ được cầm điện thoại nhưng không thể dùng tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý

Chiều 19/11, trường Tiểu học Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An đã tổ kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) với nhiều hoạt động văn nghệ hết sức hấp dẫn.

"Phép màu" ở trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm

Chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) đã tổ chức đại nhạc hội Hoa Tháng Năm với chủ đề "Phép màu" tại Cung điền kinh Mỹ Đình (Hà Nội).

Ngôi trường 70 năm trao truyền tri thức "Vững trí tuệ, sáng ước mơ"

Sáng 19/11, Trường THCS Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 70 năm truyền thống ngành Giáo dục Thủ đô, 70 năm thành lập trường; đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND TP Hà Nội, Cờ đơn vị xuất sắc công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô.

Cảm xúc của thầy cô về ngày 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), một ngày đặc biệt của người cầm phấn. Trong mỗi "người lái đò" đều có những cảm xúc thật đặc biệt. Dịp này, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của thầy cô trường Tiểu học Thủ Lệ (quận Ba Đình, TP. Hà Nội) nhé!