Răng và nướu không khỏe mạnh sẽ tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng, khả năng hấp thụ dinh dưỡng, sự tự tin và các tình trạng sức khỏe khác. Bệnh răng miệng, nếu như không được điều trị sớm, thậm chí có thể dẫn đến ung thư miệng và một số bệnh khác. Ngày sức khoẻ răng miệng thế giới, được tổ chức hàng năm vào ngày 20 tháng 3, nhằm mục đích nâng cao nhận thức về sức khỏe vệ sinh răng miệng. Chủ đề của chiến dịch Ngày Sức khỏe Răng miệng (WOHD) năm nay là “Say Ahh: Act on your mouth health”(Nói A nào: Hành động ngay để bảo vệ sức khỏe răng miệng). Chiến dịch này đã được Liên đoàn Nha khoa Thế giới bắt đầu đưa ra vào năm 2013.
Dưới đây sẽ là những cách để giữ một hàm răng chắc khỏe và nụ cười tự tin.
Ăn thực phẩm giàu fluoride
Fluoride là một khoáng chất tự nhiên rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Fluoride có trong nước nho, nho khô, dưa chua, dưa chuột, nước táo, gạo trắng, khoai tây và nước uống, có khả năng làm giảm sâu răng. Là một thành phần chính của ngọc trai, chất này làm giảm lượng axit do vi khuẩn lên men trong khoang miệng. Ngoài ra, nó sẽ giúp làm cho răng chắc khỏe bằng cách làm cứng men răng. Lượng fluoride một bạn nhỏ cần là 0,7-2 miligam mỗi ngày. Ngoài ra, quá nhiều fluoride cũng không tốt cho sức khỏe răng miệng. Nó có thể gây ra vết ố răng.
Chải răng đúng cách
Chải răng là một phần quan trọng của vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, để chải răng đạt hiệu quả, điều quan trọng là phải biết chải răng đúng cách. Vì vậy, hãy dùng bàn chải đánh răng mềm, phù hợp với lứa tuổi để làm sạch răng trong khoảng 1 đến 2 phút theo chuyển động như mũi tên trong hình dưới đây.
Hãy nhớ rằng phải đánh răng ngày hai lần vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, hãy thay bàn chải đánh răng sau mỗi 3 đến 6 tháng hoặc bất cứ khi nào lông bàn chải bị mòn.
Xỉa răng đúng cách
Dùng chỉ nha khoa là biện pháp tối ưu cho việc lấy đi thức ăn thừa trong kẽ răng. Việc này còn giúp loại bỏ mảng bám răng ở những nơi mà bàn chải đánh răng không thể với tới (ở giữa răng). Chúng ta dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày. Không nên đặt quá nhiều áp lực trong khi chèn chỉ nha khoa giữa kẽ răng vì nếu lực quá mạnh sẽ gây tổn thương nướu. Tăm nhựa kèm chỉ sẽ cho có thể sử dụng dễ dàng hơn. Ngoài ra, hãy làm sạch cả lưỡi của mình.
(Ảnh: istockphoto.com)
Chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp
Chúng ta nên sử dụng bàn chải có lông mềm để giảm khả năng bị tổn thương nướu do lông bàn chải quá cứng. Những bàn chải có lông mảnh sẽ dễ dàng đi vào kẽ răng khiến răng được chải cẩn thận hơn.
Phòng ngừa sâu răng
Sâu răng về cơ bản là các lỗ trên răng hình thành do vi khuẩn. Chúng có thể ảnh hưởng đến cả lớp bên trong và bên ngoài của răng bạn là tủy răng và men răng. Khi đường, carbohydrate từ thức ăn và đồ uống đọng lại trên răng bạn, vi khuẩn trong miệng biến thành axit, chúng phá hủy men răng và dần dần là cấu trúc răng, răng sẽ có những vết ố vàng hoặc có những lỗ màu đen. Mặc dù các bạn nhỏ càng dễ bị sâu răng hơn vì có thể chưa thể chải răng được cẩn thận, nhưng người lớn cũng có thể bị sâu răng.
Việc không chải răng hai lần mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng. Thực phẩm có đường như nước ngọt, kẹo, bánh quy và bánh ngọt cũng sẽ góp phần gây sâu răng. Do đó, điều quan trọng là ăn uống lành mạnh. Hạn ăn đồ ăn nhẹ và đồ uống ngọt mà hãy chú ý ăn thực phẩm giàu canxi, vitamin D, A, K1, K2 và vitamin E như cà rốt, táo, dâu, nấm, phô mai, rau cải,v..v..
Khám răng định kỳ
Chúng ta nên nha sĩ trong khoảng thời gian 6 tháng một lần để kiểm tra răng miệng thường xuyên. Ngoài ra, nếu phát các triệu chứng thì bạn cần đến nha sĩ thật sớm để có được lời tư vấn cũng như cách giải quyết tốt nhất.