Hiện nay, tại các sân bay lớn ở Việt Nam, việc sử dụng loa phát thanh đã được hạn chế để giảm thiểu tiếng ồn. Thay vào đó, mọi thông báo quan trọng đều được hiển thị trên bảng điện tử. Việc nắm vững cách đọc bảng này là kỹ năng cơ bản giúp bạn di chuyển thuận lợi và tránh những nhầm lẫn không đáng có.
Hãy dành chút thời gian để làm quen với bảng thông báo ngay khi bạn tới sân bay để cập nhật thông tin kịp thời cho chuyến đi của mình.
Cách đọc bảng thông báo điện tử trong sân bay
Nếu là lần đầu tiên đi máy bay hoặc chưa quen với việc đọc bảng, bạn có thể cảm thấy bối rối trước lượng thông tin được hiển thị. Để đọc bảng thông báo điện tử tại sân bay một cách dễ dàng và hiệu quả nhất, bạn cần chú ý các yếu tố dưới đây.
Tìm đúng bảng thông báo
Trong sân bay, các bảng thông báo điện tử thường được chia thành hai loại:
Bảng đến (Arrivals): Hiển thị thông tin các chuyến bay hạ cánh.
Bảng đi (Departures): Hiển thị thông tin các chuyến bay chuẩn bị khởi hành.
Khi đọc bảng, trước tiên bạn cần xác định chuyến bay của mình thuộc danh mục nào. Nếu bạn đang chuẩn bị bay, hãy tìm bảng "Departures". Các bảng này thường được đặt tại khu vực trung tâm hoặc gần các quầy làm thủ tục check-in
Nhận diện các thông tin quan trọng trên bảng điện tử
Trên bảng thông báo điện tử tại sân bay, thông thường có 7 đến 8 cột thông tin quan trọng như sau:
- STD Time (Scheduled Time Departure): Giờ khởi hành dự kiến khi bạn mới mua vé. Thông tin này là cơ bản để bạn xác định lịch trình chuyến bay.
- ETD Time (Estimated Time Departure): Giờ khởi hành thực tế, được cập nhật nếu chuyến bay bị trễ hoặc thay đổi. Hãy luôn chú ý mục này để đi đúng giờ.
- Destination (Nơi đến): Tên sân bay hoặc thành phố mà chuyến bay hướng đến. Thông tin này rất hữu ích nếu bạn có quá cảnh hoặc cùng chuyến bay nhưng điểm dừng khác nhau. Đôi khi, bạng thông báo có thể hiển thị tên viết tắt, ví dụ: Hà Nội (HAN), Tokyo (NRT).
- Airline: Tên hãng hàng không phục vụ chuyến bay. Tại Việt Nam, một số mã hãng nổi tiếng bao gồm: VJ: VietJet Air; VN: Vietnam Airlines; QH: Bamboo Airways; VU: Vietravel Airlines; VASCO: Hợp tác với Vietnam Airlines; BL: Pacific Airlines (liên danh Vietnam Airlines).
- Flight (Số hiệu chuyến bay): Là mã chuyến bay bao gồm cả chữ và số được ghi rõ trên vé, VD: VN123, VJ456. Hãy đối chiếu với số này để tìm chuyến bay chính xác.
- Gate (Cửa lên máy bay): Cổng lên máy bay là thông tin quản trọng, giúp bạn biết nơi cần đến trong khu vực chờ. Hãy tìm chính xác số cổng được ghi trên bảng thông báo. VD: “Gate 5” là bạn sẽ khởi hành tại cửa số 5. Hãy đến khu vực cửa trước giờ boarding để đảm bảo chuyến bay.
- Status (Tình trạng chuyến bay)/Remarks: Trạng thái chuyến bay giúp bạn biết được tình hình hiện tại của chuyến bay. Một số trạng thái phổ biến:
On Time: Đúng giờ.
Delayed: Bị hoãn/trễ
Cancelled: Hủy chuyến
Boarding: Đang mời hành khách lên máy bay.
Last Call: Lời nhắc cuối trước khi cổng đóng.
Closed: Cổng đã đóng, không thể lên máy bay.
- Check-in Counter (Quầy check-in): Quầy làm thủ tục. VD: “Check-in 3-7” nghĩa là bạn cần làm thủ tụ tại quầy số 3 đến số 7.
Cách xem bảng thông báo điện tử trong sân bay hiệu quả
Với lượng thông tin lớn trên bảng điện tử, bạn có thể dễ bị lạc hướng. Lúc này, hãy chỉ tập trung vào các mục cần thiết và bỏ qua các thông tin không liên quan để dễ dàng tìm được chuyến bay của mình.
Xác định số hiệu chuyến bay (Flight): Tra cứu chuyến bay của bạn trên bảng thông báo bằng số hiệu chuyến bay. Nếu có nhiều chuyến bay đi cùng một điểm đến, số hiệu chuyến bay sẽ giúp bạn phân biệt.
Theo dõi thời gian và trạng thái chuyến bay (ETD Time/Status): Thường xuyên cập nhật thời gian khởi hành từ bảng thông báo cột "ETD Time", đặc biệt khi chuyến bay gần giờ khởi hành. Trạng thái chuyến bay có thể thay đổi do hoàn cảnh bất ngờ, theo dõi cột “Status” để biết tình trạng mới nhất và đề phòng thay đổi.
Di chuyển đến cổng lên máy bay (Gate): Sau khi xác định cổng, hãy di chuyển ngay đến khu vực chờ lên máy bay. Kiểm tra cổng lần cuối khi đến vì thông tin cổng có thể bị thay đổi.
Lưu ý khi đọc bảng thông báo điện tử trong sân bay
Để chuyến bay thuận lợi, bạn hãy chú ý theo dõi bảng thông báo đều đề để cập nhật kịp thời tránh tình trạng lỡ chuyến. Đặc biệt trong trường hợp delay, trạng thái có thể thay đổi liên tục.
Luôn mang theo số hiệu chuyến bay: Ghi nhớ hoặc chụp lại thông tin chuyến bay trên vé để tránh nhầm lẫn thông tin.
Luôn đến cửa boarding trước giờ boarding ít nhất 30 phút.
Nếu gặp khó khăn, hãy hỏi nhân viên sân bay hoặc quầy thông tin để được hỗ trợ nhanh chóng.
Sử dụng ứng dụng hãng hàng không: Nhiều hãng cung cấp thông tin chuyến bay trực tuyến, giúp bạn theo dõi chuyến bay thậm chí ngay cả khi chưa đến sân bay.
Ghi nhớ một số từ vựng tiếng Anh thường gặp trong sân bay như:
Domestic Flights: Chuyến bay nội địa
International Flights: Chuyến bay quốc tế
Layover: Quá cảnh (dừng chân tạm thời)
Boarding Time: Giờ lên máy bay
Last Call: Gọi hành khách lên máy bay lần cuối
Baggage Claim: Nơi nhận hành lý
Lost & Found: Quầy tìm hành lý thất lạc.
Việc đọc bảng thông báo điện tử trong sân bay là một kỹ năng quan trọng mà mỗi hành khách cần nắm vững. Bằng cách tìm hiểu và theo dõi cốt thông tin quan trọng, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt lịch trình chuyến bay và đảm bảo chuyến đi của mình diễn ra suôn sẻ.