Theo đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu các sở GD&ĐT các địa phương chủ động, tích cực, kịp thời trong công tác tham mưu và tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 đảm bảo an toàn trường học, thực hiện hiểu quả phân cấp quản lý gắn với trách nhiệm giải trình trong tổ chức thực hiện kế hoạch năm học theo quy định và phù hợp với thực tiễn tại địa phương.
Thực hiện hiểu quả chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2008 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT (Chương trình GDPT 2018) đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 và chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 (Chương trình GDPT 2006) đối với lớp 5
Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí; thực hiện xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để có đủ giáo viên, đảm bảo chất lượng dạy học các môn học, hoạt động theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; duy trì, nâng cáo chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
Đồng thời chú trọng đổi mới công tác quản lí, quản trị trường học, coi trọng công tác thành tra, kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất năng lực của học sinh; phát động, tổ chức các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác dạy học.
Trong đó giao nhiệm vụ cụ thể trong các công tác thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn trường học; thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục; tổ chức dạy học các môn Ngoại ngữ 1, Tin học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; thực hiện hiệu quả tổ chức dạy học môn học Tiếng dân tộc thiểu số; thực hiện biên soạn, thẩm định, dạy học nội dung giáo dục "Địa phương em" và tổ chức dạy học giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; triển khai giáo dục STEM; nâng cao hiểu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, hình thức đánh giá.
Bộ GD&ĐT cũng ban hành các công văn số 3816/BGDĐT-GDTH về việc triển khai dạy học các môn Ngoại ngữ theo chương trình GDPT 2018 gửi tới UBND các tỉnh, thành phố và công văn số 3818/BGDĐT-GDTH hướng dẫn tổ chức dạy học các môn Ngoại ngữ 1 cấp tiểu học nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh và cha mẹ học sinh trong việc được tiếp cận đa dạng các ngoại ngữ theo quy định của Bộ GD&ĐT phù hợp với khả năng tổ chức của các cơ sở giáo dục. Qua đó, góp phần hình thành cho học sinh niềm yêu thích và thói quen học ngoại ngữ, phát tiển năng lực giao tiếp cơ bản bằng ngoại ngữ từ lứa tuổi nhỏ, tạo tiền đề cho việc học ngoại ngữ ở các giai đoạn tiếp theo.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các Sở GD&ĐT thực hiện tổ chức dạy các môn Ngoại ngữ 1 tự chọn ở lớp 1, lớp 2 và bắt buộc ở lớp 3, lớp 4, lớp 5 phù hợp với thực tiễn của địa phương và đáp ứng các yêu cầu được quy định trong chương trình các môn Ngoại ngữ 1 của Bộ GD&ĐT. Sử dụng SGK và tài tiệu, học liệu khác theo quy định để tổ chức dạy học.
Lưu ý khi triển khai không được gây quá tải với học sinh tiểu học
Chi tiết, mời bạn đọc tham khảo: