Loài cá kì lạ này dài 1 mét, có hình dáng giống lươn với lớp da lốm đốm cùng những chiếc vảy màu nâu. Khác với các loài cá thông thường, chúng sở hữu cặp lá phổi và phải ngoi lên mặt nước thường xuyên để lấy khí ô-xy. Vào mùa khô, cá phổi châu Phi đào hang trong lòng sông khô cạn. Tại đó, chúng bao bọc cơ thể trong kén chất nhầy, chỉ chừa khe hở cho phần miệng, cho phép chúng hít thở không khí và tồn tại mà không cần thức ăn hay nước uống suốt nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
Mùa mưa đến cũng là lúc cá phổi tỉnh giấc. Lúc này, chúng sẽ bò ra khỏi kén và nhô lên mặt nước, bài tiết chất thải tích tụ trong suốt thời gian ngủ hè. Sau khoảng 10 ngày, khi cơ quan nội tạng tái khởi động, cá phổi bắt đầu kiếm ăn trở lại. Đúng là một loài cá kì lạ, phải không nào?
Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Khoa học Khám phá, số 15 năm 2024. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Khoa học Khám phá. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé! |