Chuyện của bố Tấn

Không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ

Cún bông chăm học
Tối qua nhà có khách, mẹ để đĩa kẹo mời khách. Bố phát hiện ra, con gái của bố mời khách một cái thì ăn đến 4, 5 cái. Có lúc còn… cho liền mấy cái kẹo vào miệng nữa. Mẹ can ngăn không được.

Để bố kể con nghe câu chuyện về chú Trắng Muốt. Rồi con sẽ hiểu tại sao mẹ không muốn cho con ăn quá nhiều kẹo trong một ngày.

Chú Trắng Muốt sợ kẹo

Có một chú răng trăng trắng, xinh xinh. Chú là em bé út trong 20 cái răng sữa đầu tiên của Bé. Chú ấy tên là Trắng Muốt.

Nhiệm vụ của chú là nhai! Chú chăm chỉ làm việc, ngày nào cũng nhai hộ bé bao nhiêu là thức ăn. Bé ăn cơm – chú nhai cơm thật nhừ ra. Bé ăn thịt – chú nhai kĩ đến nỗi miếng thịt trở nên ngọt ngào. Nhưng chú buồn bực nhất là khi Bé ăn kẹo nhiều. Kẹo ngọt và thơm thế, sao chú Trắng Muốt lại ghét nhỉ? – Chắc con sẽ hỏi vậy.

Đúng rồi, kẹo rất ngọt và thơm là do có nhiều đường. Cái chất đường ấy nó bám chặt vào chú Trắng Muốt, khó chịu lắm. Đó là chưa kể lúc Bé ăn kẹo cứng, chú Trắng Muốt phải nhai “côm cốp”, làm chú rúm cả người vì lo sợ. Ngộ nhỡ người chú mà mẻ miếng nào thì nguy!

Kẹo dẻo chú cũng sợ - cái thứ dẻo dính ấy nó làm chú mỏi nhừ. Nhưng nguy hiểm nhất là chất đường của kẹo ngấm vào chú Trắng Muốt. Sau vài giờ, nó lên men, tạo thành chất chua. Cái chất chua chính là a-xít có khả năng bào mòn người chú Trắng Muốt.

Đêm nào Bé cũng nhai vài cái kẹo trước khi đi ngủ. Mặc dù mẹ không đồng ý. Bé đã lén ăn vụng. Thế là sau một tháng, chú Trắng Muốt bỗng nhiên đổi màu. Không còn Trắng Muốt nữa. Chú bị mọi người gọi là Trắng Xỉn rồi Răng Sún.

Bác sĩ ơi, bé đau răng...

Trên người Trắng Muốt xuất hiện những đốm đen. A-xít không những làm mất đi men trắng đẹp của chú, nó còn đục trên thân chú một vài lỗ đen nhỏ.

Trắng Muốt bắt đầu thấy buốt khi Bé nhai cơm, uống nước lạnh. Chú đau trào nước mắt. Vì chú đâu còn lớp men trắng bảo vệ nữa. Bé ăn bất kỳ món gì cũng khiến chú nhức nhối – lũ vi khuẩn trong miệng chầu chực bao lâu được thể tung hoành ngang dọc. Bé không thể nhìn thấy chúng nhảy múa hò reo trong miệng Bé đâu.

Bé không thấy, nhưng Bé cảm thấy đau. Đau lúc ăn. Đau lúc uống nước lạnh. Rồi dần dần đau cả lúc đang ngồi học bài nữa. Mẹ không cho Bé ăn kẹo nữa. Mẹ cho Bé súc miệng nước muối, đánh răng vài lần một ngày nhưng chẳng có kết quả. Mẹ đưa Bé đi khám bác sĩ. Bác sĩ thông báo: Bé đã bị sâu răng. Chú Trắng Muốt đã bị bọn vi khuẩn đục thủng một lỗ khiến người chú ọp ẹp, mệt mỏi. Bác sĩ bảo, phải diệt tủy và hàn lỗ đó lại. Chao ôi, chú Trắng Muốt nghe bác sĩ nói mà choáng váng, òa lên khóc.

Con có thương bạn Trắng Muốt không?

Con gái yêu, hãy soi gương xem những chú Trắng Muốt trong miệng con thế nào? Họ là những người bạn tốt của con, giúp con nhai, giúp con ăn, giúp con lớn khôn và xinh đẹp. Đừng bao giờ để cho bạn mình phải đau ốm, buồn rầu, con nhé!

Bố vẫn cho phép con ăn kẹo. Nhưng nên ăn ít thôi và không ăn kẹo trước khi đi ngủ, phải không con?

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Cún bông chăm học, số 30 năm 2024, mời các bạn độc giả mua báo đón đọc nhé!

Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Cún bông chăm học. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Ghi nhật ký - bao điều đáng nhớ

Một cuốn nhật ký sẽ giúp bạn lưu giữ tất cả, niềm vui, bài học và những điều đáng nhớ. Ghi nhật ký không đơn giản là viết lại những gì đã xảy ra, mà còn là cách để bạn trân trọng từng bước chân mình đã đi qua.

6 câu nói thể hiện trẻ có EQ cao, cha mẹ nên khuyến khích

Trẻ có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao không chỉ hiểu và kiểm soát cảm xúc của bản thân mà còn đồng cảm với người khác. Theo chuyên gia tâm lý trẻ em Kelsey Mora, tác giả của The Method Workbooks, trong quá trình làm việc với hơn 1.000 trẻ em, cô nhận thấy những đứa trẻ có khả năng ứng phó tốt với khó khăn thường sử dụng những cụm từ sau.

Biết lắng nghe, luôn thấu hiểu

Chỉ cần một chút kiên nhẫn lắng nghe, bạn sẽ nhận ra có biết bao tình cảm ấm áp đang được gửi gắm trong từng lời nói hằng ngày. Khi mẹ nhắc bạn mặc thêm áo, không chỉ là lời dặn dò, mà còn là sự lo lắng.

Đừng tiện tay vứt đồ bữa bãi

Bạn đã bao giờ cuống cuồng tìm hộp bút ngay trước giờ đến lớp hay phát hoảng vì sách vở, đồ chơi bày bừa khắp nơi mà chẳng biết bắt đầu dọn từ đâu? Đôi khi, chỉ vì một chút lười biếng, căn phòng nhỏ xinh của bạn bỗng biến thành “bãi chiến trường”.

Bí mật ấm áp trong "ngày của yêu thương"

Hãy kể cho Tóc Mây nghe kế hoạch chào đón “một nửa thế giới yêu thương” nhân ngày 8/3 trong gia đình bạn nhé! Riêng trong ngôi nhà của Tóc Mây, thay vì đi mua quà, Tóc Mây đã cùng cậu em lên kế hoạch cho một món quà bí mật thật ấm áp đấy các bạn ạ!