Kinh nghiệm cho hành trình phượt mùa mưa bão

Phan Thu Trang
Du lịch khám phá luôn có sự lôi cuốn, hấp dẫn dù ngày nắng hay mưa, chuyến hành trình vẫn luôn tiếp diễn. Khác với con đường hanh khô mùa nắng, người đi phượt mùa mưa bão cần chú ý rất nhiều vấn đề để có chuyến đi thuận lợi.

1. Chuẩn bị hành trang kỹ càng

So với người đi tour du lịch nghỉ dưỡng thường lưu trú ở khách sạn, nhà nghỉ cao cấp có đầy đủ tiện nghi nên đồ đạc mang theo thường nhỏ gọn thì người đi phượt lại cần chuẩn bị hành trang nhiều hơn hẳn. Bởi người đi phượt có thể chọn một vùng đất bằng phẳng bất kỳ rồi tự mình dựng trại qua đêm, do vậy mọi đồ đạc cần thiết đều không thể bỏ qua. Và khi mùa mưa đến, chiếc balo người đi phượt cũng vì thế mà đầy lên do mang theo nhiều độ đặc dụng hơn.

Ngoài các đồ dùng cá nhân thông thường thì hành trang chuẩn bị của dân phượt trong ngày mưa bão cần lưu ý một số điểm như nên dùng balo lớn loại chống thấm nước, càng nhiều lớp càng tốt, nên mua áo và quần đi mưa riêng chứ đừng dùng loại áo mưa có tà dễ bay vướng víu khi có gió mưa, ủng đi mưa cũng cần chọn loại tốt hơn để vừa giữ ấm vừa di chuyển thuận lợi.

Đừng quên lều trong hành trang của mình.

Các loại đồ dùng thiết bị điện tử khi găp nước sẽ nhanh bị hư hỏng hơn, do vậy nên đặt chúng trong nhiều lớp túi nilon rồi cho vào khoảng giữa ở balo, tránh gặp nước trong mọi trường hợp. Mang theo máy sấy để người và đồ luôn khô ráo, ngừa cảm lạnh là việc mà người lữ hành chuẩn bị chuyến đi xa nên nhớ.

2. Xem dự báo thời tiết

Phượt mùa mưa bão dĩ nhiên sẽ có nhiều bất tiện hơn ngày nắng ráo thông thường từ đường đi đến tầm nhìn, do vậy mà việc theo dõi các thông tin liên quan đến dự báo thời tiết vô cùng quan trọng. Điều này giúp người đi phượt biết được nơi nào đang có mưa bão lớn, nơi nào nắng khô để lên lịch trình hợp lý hơn và biết dừng lại nếu như cảm thấy chuyến đi không an toàn cho mình.

Với các thiết bị điện tử nên có đồ chuyên dụng để cất giữ.

Ở miền Nam và Tây Nguyên, mùa mưa thường rơi vào trung tuần tháng 5 đến tháng 10, miền Trung và miền Bắc thường chịu mưa bão lớn đổ bộ vào đất liền từ khi đất trời dịch chuyển sang thu trong tháng 9, 10. Thông thường, mỗi năm nước ta lại hứng chịu từ 6 đến 10 cơn bão lớn nhỏ, và dĩ nhiên, chúng ta cũng không lường trước được nó sẽ ập đến lúc nào. Vậy nên nhớ thường xuyên xem tình hình thời tiết và cả kinh nghiệm của người đi phượt lâu năm để lập ra kế hoạch lý tưởng nhất cho mình nhé!

3. Kiểm tra phương tiện di chuyển

Với những người đi phượt, chiếc xe máy hay xe đạp chính là người bạn đồng hành không thể thiếu. Bởi đi như thế, ta mới cảm nhận được hương vị của đất trời đang thấm dần vào từng tế bào của cơ thể, uống hết chén đắng và cả mật ngọt để thỏa thuê vẫy vùng cùng thiên nhiên. Khi mùa mưa bão đến, người lữ hành cần quan tâm rất nhiều đến “chiến mã” của mình trước khi xuất phát chứ không còn đơn giản chỉ là xách balo lên và đi.

Xe cần được bảo dưỡng toàn bộ từ thay dầu, căng xích, bơm lốp, kiểm tra hệ thống động cơ, tay lái, thắng xe… Đừng nên để lốp quá căng là cho lúc di chuyển dễ bị xóc, nhưng cũng không được quá mềm. Mang thêm các dụng cụ sửa xe cơ bản cũng là cách để xử lý kịp thời các rủi ro có thể xảy ra trên đường đi.

4. Cách di chuyển an toàn trong mưa bão

Dù đã cố gắng xem dự báo thời tiết để tránh những phân đoạn xảy ra mưa bão nhưng nhiều khi “người tính không bằng trời tính”, chính vì thế mà không ít đoàn phượt vẫn gặp mưa gió giữa đường trên hành trình. Vì vậy, kỹ thuật lái xe được đặt lên hàng đầu trong những trường hợp bất trắc này.

Nên nhớ, cần đi với tốc độ vừa phải, không lạng lách, vượt ô tô, phanh gấp, xem xét tình hình khi băng qua đường, lên đèo và xuống dốc, tùy chỉnh đèn pha sao cho phù hợp với từng trường hợp nhằm vừa để cho chính mình thấy rõ hơn lại giúp cho các phương tiện cùng di chuyển trên đường không bị chói, gây ra những điều đáng tiếc không đáng có.

Nếu tình hình mưa bão diễn ra ở cấp độ mạnh thì việc hết sức quan trọng cần làm của người phượt thủ ngay lúc đó chính là tìm nơi trú chân gần nhất, đợi mưa gió qua đi rồi tiếp tục chuyến phượt của mình.

Jawaharial Nehru, nhà chính trị nổi tiếng của Ấn Độ đã từng nói rằng “Chúng ta sống trong một thế giới tuyệt vời đầy rẫy những vẻ đẹp, quyến rũ và phiêu lưu. Những chuyến phiêu lưu sẽ là bất tận, chỉ cần chúng ta tìm nó với đôi mắt luôn rộng mở”. Vậy đừng ngần ngại buông bỏ những tất bật đời thường mỗi khi đầu óc đã cảm thấy mệt mỏi, đôi chân đã muốn thử thách, trái tim đã háo hức cho một chuyến đi để khám phá và chiêm nghiệm. Và đừng quên chuẩn bị thật kỹ hành trang khi phượt mùa mưa bão để có chuyến đi an toàn nhất.

Hang Dinh

(Theo: wanderlusttips)

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Kinh nghiệm cho hành trình phượt mùa mưa bão tại chuyên mục Hành Trang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Hà Nội mến yêu

Buổi tối trước hôm được xuống Hà Nội chơi, tớ đã hồi hộp và háo hức đến mức suýt ...

Bài Hành Trang khác

Đâu là loài khủng long nhanh nhất hành tinh?

Tốc độ của mỗi loài khủng long là việc khiến các nhà nghiên cứu "đau đầu". Dù sử dụng nhiều cách như nghiên cứu dấu chân, lập mô hình máy tính, các chuyên gia vẫn rất khó xác định tốc độ chính xác của khủng long.

Khám phá rừng Cô Tô

Đa phần khách du lịch ghé thăm huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) để được đắm mình với biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Thế nhưng rừng ở Cô Tô cũng có rất nhiều điều hấp dẫn để bạn thử một lần ngao du đấy!

"Bí kíp" nhận biết rắn có độc

Ở một đất nước nóng ẩm như Việt Nam, rắn bò vào nhà là chuyện không hiếm. Lúc đó, việc biết được con rắn ấy có độc hay không rất quan trọng. Vậy rắn độc và rắn không độc khác nhau ở điểm gì?

Nguồn gốc ngày Cá tháng Tư (1/4)

uy đã rất phổ biến trên thế giới nhưng cho tới hiện tại nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn có nhiều giả thuyết khác nhau.