Kỷ lục gia trí nhớ Biswaroop Roy Chowdhury: Muốn “siêu phàm” phải rèn luyện

Đinh Mai
Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury là Chủ tịch Tổ chức kỷ lục Châu Á, Kỷ lục gia duy nhất giữ 2 kỷ lục Guinness thế giới về năng lực não bộ và cơ thể. Ông còn là tác giả hơn 25 cuốn sách về tâm trí và cơ thể.

Không chỉ là Kỷ lục gia duy nhất hiện đang giữ hai kỷ lục Guinness thế giới về năng lực não bộ và cơ thể, Tiến sĩ, bác sĩ Biswaroop còn là Tổng Giám đốc Tổ chức kỷ lục châu Á và Chủ tịch Tổ chức kỷ lục Ấn Độ.

PV: Ở Việt Nam, chúng tôi ít nhiều biết tới ông là một Kỷ lục gia duy nhất giữ 2 kỷ lục Guinness thế giới về năng lực não bộ và cơ thể. Tôi chắc hẳn các độc giả nhỏ tuổi của Báo Thiếu niên Tiền phong đều hiếu kỳ muốn biết vì sao ông lại có một trí nhớ “siêu phàm” đến vậy? Ông có thể chia sẻ những kinh nghiệm trong việc ghi nhớ hiệu quả  với các bạn nhỏ Việt Nam không?

TS Biswaroop Roy Chowdhury: Tôi luôn cho  rằng trí não sẽ không hoạt động trừ khi bạn làm nó hoạt động. Bởi vậy, nếu biết được quy luật hoạt động của trí não và quyết tâm sử dụng nó, các bạn sẽ có một kết quả tốt. Hơn nữa, khi bạn có phương pháp thì bạn sẽ nhớ rất nhanh. Khi tôi có phương pháp để ghi nhớ thì tôi sẽ nhớ nhanh hơn rất nhiều.

Tất cả chúng ta sinh ra đều có não bộ giống nhau, nhưng nhờ phương pháp rèn luyện liên tục, mọi người đều có thể cải thiện trí nhớ. Não bộ của chúng ta nhận thông tin dựa trên quy luật của sự tưởng tượng về hình ảnh.

Cụ thể, chúng ta có thể nghe điều gì đó rồi quên, nhưng lại nhớ rất lâu về một hình ảnh mà não bộ ấn tượng. Tức là nghe chỉ là trí nhớ tạm thời, nhưng nhìn lại là trí nhớ một cách vĩnh viễn. Vậy điều quan trọng nhất rút ra là, khi bạn muốn nhớ một cách tốt nhất, chúng ta phải chuyển hoá nó thành tranh, ảnh hoặc thứ gì đó có màu sắc bắt mắt trong tâm trí. Vậy tưởng tượng là điều quan trọng để có thể ghi nhớ vĩnh viễn.

Bên cạnh trí tưởng tượng, việc liên kết chúng với nhau rất quan trọng. Chẳng hạn như, khi bạn đi mua sắm, bạn muốn nhớ một số thứ bạn muốn mua. Trong danh sách cần mua của bạn có bút. Đúng rồi, bạn cần mua 1 cái bút, hãy tưởng tượng có một cái bút màu xanh rất đẹp ở trong túi xách của bạn, rồi gì nữa, một quyển sách – hãy tưởng tượng tới bìa một quyển sách in hình bông hoa, cũng ở trong túi xách đó…

Nào giờ các em đến cửa hàng hoặc siêu thị, hãy tưởng tượng ra bạn có một chiếc túi với đầy đủ những vật dụng bạn cần mua: Bút màu xanh, sách có bìa hình hoa,…v.v Như vậy các em sẽ chẳng quên cái gì cả!

Đó, chìa khoá để ghi nhớ là các em phải tưởng tượng và kết nối chúng.

TS Biswaroop Roy Chowdhury làtác giả của hơn 25 cuốn sách về tâm trí và cơ thể, từng tổ chức thành công hơn 2.000 hội thảo tại hơn 200 thành phố trên toàn thế giới. Ông được vinh danh tại Đại Học Oxford do có những  đóng góp trong lĩnh vực đào tạo trí nhớ.

PV: Như vậy, trí nhớ “siêu phàm” mà Tiến sĩ có được không phải là bẩm sinh?

- TS Biswaroop Roy Chowdhury: Đúng vậy, tôi ghi nhớ mọi thứ không phải như một cái máy tự động, tôi nhớ chúng bằng quy luật. Khi tôi học nhớ chỉ dẫn một con đường nào đó chẳng hạn, con đường đó rẽ trái ở đâu, rẽ phải ở đâu, đi thẳng nữa. Tôi đánh dấu chúng bằng những ký hiệu ấn tượng: Rẽ trái thì màu xanh lá cây, rẽ phải là màu đỏ… v.v

Như tôi đã nói ở trên, chỉ cần các em có phương pháp, các em có thể rèn luyện được trí nhớ của mình.

Tôi ví dụ, khi các em học Lịch sử chẳng hạn: Lịch sử có quá nhiều mốc thời gian, quá nhiều sự kiện, vậy làm thế nào để ghi nhớ chúng? Các em có thể chia các sự kiện lịch sử thành các nhóm hình ảnh, cũng giống như các nhóm bạn bè của bạn vậy: có nhóm hài hước, có nhóm “lập dị”, có nhóm năng động… v.v

PV: Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc rèn luyện trí nhớ, TS có lời khuyên gì cho các độc giả nhỏ tuổi của báo Thiếu niên Tiền phong không ạ?

TS Biswaroop Roy Chowdhury: Các em cần hiểu được sự liên kết giữa một cơ thể khoẻ mạnh, năng động với một não bộ khoẻ mạnh. Trước hết, giấc ngủ rất quan trọng cho não bộ. Chúng ta thường nghĩ rằng khi mình ngủ thì não bộ sẽ được nghỉ. Nhưng thật ra khi chúng ta ngủ, não bộ vẫn làm việc bình thường. Và quan trọng hơn, 1 tiếng trước khi ta chìm vào giấc ngủ, não sẽ sắp xếp lại những việc mà bạn trải qua trong ngày. Bởi vậy, thời điểm 1 tiếng trước khi ngủ là thời điểm khá lý tưởng để ôn bài. Buổi sáng cũng vậy, sau 1 giấc ngủ dài là thời điểm tốt nhất để học cái mới.

Ngoài ra, các em cần giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái, đừng quá căng thẳng, mệt mỏi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bởi khi tâm trạng không tốt sẽ kéo theo việc não bộ sẽ bị… rối, những thứ cần ghi nhớ vì thế cũng bị quên. Cuối cùng, các em cần tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá ở trường học, bởi nó giúp các em rèn luyện trí nhớ tốt hơn, tâm trạng thoải mái hơn.

 - PV: Chân thành cảm ơn TS vì buổi chia sẻ bổ ích này!

 Hương Mai (Ghi)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Kỷ lục gia trí nhớ Biswaroop Roy Chowdhury: Muốn “siêu phàm” phải rèn luyện tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Cậu bé đa tài

“Cậu bé đa tài” hay “anh bạn nhỏ thông thái” là những lời nhận xét của thầy cô và ...

Bài Gương Mặt khác

Môi trường để bạn trẻ rèn luyện, cống hiến, trưởng thành

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu (GMTVNTB) Đặng Cát Tiên và Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023 Lê Văn Phúc đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình phấn đấu vươn lên, cống hiến, đặc biệt là sự đồng hành của tổ chức Đoàn, Hội, Đội giúp các bạn trở thành những tấm gương truyền cảm hứng như ngày hôm nay.

Ước mơ trở thành nhà Toán học

Ghé thăm lớp 5A7, trường Tiểu học Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân, Hà Nội), nếu bạn ngỏ ý muốn gặp “cây Toán” của lớp, hẳn là các bạn trong lớp sẽ vui vẻ giới thiệu ngay cậu bạn Nguyễn Hoàng Việt – người sở hữu một loạt thành tích ấn tượng cấp Quốc gia, Quốc tế với bộ môn thú vị này

Đỗ Hà My - cô gái tài năng

Thích học Toán, mê tiếng Anh, nghiền khoa học, có tài lẻ về khiêu vũ thể thao, vẽ tranh và có chiều cao vượt trội… là những điều mà mọi người luôn ấn tượng khi nhắc tới cô bạn Đỗ Hà My (lớp 6CI1, trường liên cấp Nguyễn Siêu, Hà Nội).

"Thầy Tổng" đa tài và tâm huyết

Gắn bó với phong trào, công tác Đội trong nhiều năm, thầy Đinh Công Thành (trường Tiểu học Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội) luôn dành nhiều tâm huyết, sáng tạo để có những cách làm đổi mới, phù hợp với các bạn thiếu nhi, học sinh.