Sau lời nói, ngôn ngữ cơ thể (body language) cũng là một phương pháp hiệu quả giúp bạn truyền tải thông điệp. Bạn trông lo lắng, bối rối hay tự tin, bản lĩnh có thể nhìn thấy qua ngôn ngữ cơ thể.
Muốn làm chủ được một cuộc trò chuyện nào đó, chẳng hạn thuyết trình trước lớp, ngoài thông điệp bạn truyền tải, bạn có thể thay đổi dáng điệu và cử động phù hợp. Khi ấy, bài thuyết trình của bạn sẽ thu hút và thuyết phục người xem hơn nhiều.
Dưới đây là 7 bí quyết tâm lý giúp bạn tự tin trong mọi cuộc trò chuyện:
1. Giao tiếp bằng ánh mắt
Khi bạn nói chuyện với người khác, giao tiếp bằng ánh mắt vô cùng quan trọng. Điều này giúp hai người có sự kết nối, người nghe cảm thấy bạn đáng tin hơn trong khi người nói – là bạn cũng cho thấy bản lĩnh và sự tự tin của mình.
Ngược lại, nếu bạn lảnh tránh ánh mắt sẽ khiến người đối diện mất tập trung, cảm thấy bạn không đáng tin chút nào cả.
2. Ngẩng đầu khi nói chuyện
Những người hay cúi đầu thường khiến người khác cảm giác không tin tưởng, đồng thời họ cũng thể hiện mình đang tự ti, xấu hổ. Trong khi đó, ngẩng đầu và nhìn vào mắt người khác cho thấy bạn là người đáng tin cậy và rất tự tin vào bản thân.
3. Đứng thẳng, tư thế thoải mái
Tư thế ngẩng đầu, ưỡn ngực, dáng lưng thẳng cho thấy bạn rất tự ti và có bản lĩnh. Điều này khiến người đối diện cảm thấy tin tưởng và có cái nhìn tôn trọng bạn hơn.
Ngoài ra, bạn nên để hai chân cách nhau ra một chút để thể hiện sự cởi mở.
Nhớ tránh tư thế gù lưng, căng thẳng, vai co về phía trước và cúi đầu nhé!
4. Hơi nghiêng người về phía người đối diện
Nên hai người cùng ngồi nói chuyện, bạn nên ngồi thoải mái, hơi nghiêng về phía người đối diện. Điều này giúp họ cảm thấy bạn rất hứng thú với câu chuyện của họ. Chưa kể, nó cũng giúp xóa nhòa rào cản giữa 2 bên.
5. Hướng đôi chân về phía đối phương
Tương tự, một sự thay đổi nhỏ thôi nhưng mang ý nghĩa lớn lao. Khi bạn hướng đôi chân về phía đối phương, bạn sẽ tạo cho người đó cảm giác bạn đang lắng nghe họ, từ đó, họ cũng thoải mái bộc bạch hơn.
6. Mỉm cười
Ai mà thích trò chuyện với một người luôn cau có đúng không. Mỉm cười nhẹ nhàng cùng cái nhướn mày sẽ giúp đối phương cảm thấy bạn là người cảm thông, thân thiện, biết lắng nghe câu chuyện của họ.
7. Không nên cho tay vào túi quần hay khoanh tay
Cho tay vào túi quần khi nói chuyện với người khác thì không được lịch sự lắm đâu, chưa kể, nó cho thấy bạn đang căng thẳng, bất an nên mới muốn giấu tay như vậy.
Tốt nhất, bạn nên để tay thoải mái và đảm bảo đôi bàn tay luôn hiện diện.