Liệu có an toàn nếu áp dụng công thức 5 giây: thức ăn vừa rơi xuống đất, nhanh tay nhặt rồi thổi phù lên ăn?

Minh Hồng
Từ nhỏ, chúng ta đã được nhiều người dạy về quy tắc nhặt thức ăn rơi sau 5 giây rồi, nhưng liệu chúng có còn sạch và an toàn không? Đây là lời giải thích từ các chuyên gia.

Cầm trên tay món bánh mì yêu thích, đang tung tăng về nhà thì, bùm, chiếc bánh rơi bịch xuống đường. Chưa kịp oà khóc thì mẹ đang nhắc: “Con nhặt lên nhanh đi!”. Thế là sau chưa đầy 10 giây, chúng mình lại tung tăng về nhà với chiếc bánh yêu thích trên tay.

Chắc hẳn chúng mình đã không ít lần nhặt và tiếp tục sử dụng đồ ăn đánh rơi rồi đúng không? Nhiều người cho rằng, thức ăn được nhặt lên sau 5 giây thì sẽ chẳng có tác hại gì mà lại còn không lãng phí nữa.

Liệu có an toàn nếu áp dụng công thức 5 giây: thức ăn vừa rơi xuống đất, nhanh tay nhặt rồi thổi phù lên ăn? - Ảnh 1

Nhưng sự thật thì thế nào, quy tắc 5 giây vốn “truyền từ 3 đời nay” liệu có thực sự an toàn và đúng chưa? Chúng mình cùng đọc xem các chuyên gia phân tích thế nào nhé!

Theo ông Ruth Frechman, người phát ngôn của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, nếu thức ăn rơi xuống đất mà bạn muốn ăn nó, ít nhất bạn phải rửa sạch trước đã, bởi dù thế nào đi chăng nữa, vi khuẩn có mặt ở khắp mọi nơi, thậm chí là cả ruột già của các loài động vật.

Liệu có an toàn nếu áp dụng công thức 5 giây: thức ăn vừa rơi xuống đất, nhanh tay nhặt rồi thổi phù lên ăn? - Ảnh 2

Có ít nhất 10 loại vi khuẩn, chẳng hạn như trực khuẩn, có thể gây bệnh cho con người khi ăn thực phẩm bị rơi xuống đất, chúng có thể gây ra nhiều triệu chứng bất lợi chẳng hạn như sốt, tiêu chảy (đi ngoài phân lỏng) và các triệu chứng giống cúm. Thời gian khởi phát của các rối loạn đường tiêu hóa này có thể khác nhau, từ 24 giờ đến một tuần.

Do đó, nếu chúng ta ăn thức ăn rơi trên mặt đất vào ngày thứ Tư thì cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy không khỏe vào cuối tuần. Hãy để ý mốc thời gian này để nhận thấy tác hại của Quy tắc 5 giây (bởi nó sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực ngay lập tức đâu!).

Liệu có an toàn nếu áp dụng công thức 5 giây: thức ăn vừa rơi xuống đất, nhanh tay nhặt rồi thổi phù lên ăn? - Ảnh 3

Thanh tra y tế San Diego (Mỹ) Robert Romaine cho biết nếu thực phẩm khô và không dính thì ít có khả năng bị nhiễm vi khuẩn hơn, nhưng trong hầu hết các trường hợp, những thứ chúng ta làm rơi xuống đất và áp dụng Quy tắc 5 giây lại là các món có độ ẩm hoặc nước sốt gia vị. Vì vậy, ông cũng khuyến cáo khi thức ăn bị rơi, dù chạm vào bề mặt nào cũng không nên nhặt lên và ăn lại, đặc biệt là thức ăn rơi trên sàn.

Và ngay cả khi nó được đánh rơi trên một mặt phẳng tưởng chừng an toàn (mặt bàn) đã được làm sạch và khử trùng, bạn cũng không thể nghĩ rằng nó sạch sẽ được, bởi vì đó là mặt phẳng đã được nhiều người khác sử dụng qua rồi.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng vi khuẩn ở khắp mọi nơi, ngay cả khi bề mặt trông sạch sẽ thì nó vẫn có thể có nhiều vi khuẩn ẩn náu. Nếu không may thức ăn rơi xuống đất mà bạn không biết có nên ăn hay không thì tốt nhất đừng đánh cược với sức khỏe, đó có thể là bài học nhắc nhở bạn cẩn thận trong lần ăn sau!

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Top 5 loại củ tốt cho mắt

Cà rốt, khoai lang, củ cải chứa beta-carotene, lutein, vitamin C, A, kali có thể ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương và lão hóa tế bào mắt, cải thiện thị lực.

Bí kíp giúp bạn học hiệu quả

Đã đến thời điểm chúng mình phải tăng tốc tập trung học tất cả các môn để chuẩn bị cho mùa thi học kỳ 2 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, bạn đã có những “chiêu” để học “vào đầu ào ào” mà không hề bị áp lực? Hãy áp dụng vài bí Biết cách sắp xếp khoa học kíp dưới đây xem sao nhé!

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.