Lo con trai ở TP.HCM mua sắm khó khăn, mẹ gửi cả "kho lương thực" lên tiếp tế

Hồng Ngọc
Nghe tin TP.HCM tiếp tục giãn cách, người mẹ lo lắng gọi điện cho con trai dặn dò từng chút một cũng không quên gửi kèm "một chút đồ ăn" khiến nhiều cư dân mạng không kìm nổi nước mắt.

Sài Gòn - những ngày tháng chống dịch cam go vẫn còn ở trước mắt. Dẫu biết phải giữ tinh thần lạc quan nhưng cũng khó tránh khỏi được việc vẫn có ai đó quan tâm, lo lắng. Đặc biệt là các bậc phụ huynh ở dưới quê có con cháu đang sinh sống, học tập ở Sài Gòn lúc này.

Điều đó càng dễ thấy hơn trong vài tháng trở lại đây qua các video, bài viết đăng tải trên MXH kể lại những câu chuyện về "đồ tiếp tế" của cha mẹ dưới quê gửi cho con cái. Dù không phải điều gì xa lại nhưng mỗi câu chuyện, mỗi mảnh đời đều gây xúc động.

Lo con trai ở TP.HCM mua sắm khó khăn, mẹ gửi cả
TP. Hồ Chí Minh vẫn đang căng mình chống dịch, chỉ cần chúng ta đồng tâm thì sẽ vượt qua tất cả.

Cách yêu thương con cái của cha mẹ Việt như vậy đó. Cho con ăn, gửi đồ cho con, ở đâu cũng sợ con thiếu ăn thiếu mặc,... Con có no bụng, bố mẹ mới an lòng. Điển hình như như câu chuyện của cậu bạn dưới đây:

Cậu bạn đã đăng tải một đoạn video khoe được mẹ gửi cho cả "kho lương thực" từ quê lên đã khiến nhiều người không khỏi cảm động. Khi nghe những lời dặn dò của người mẹ, dân tình phải thốt lên: "Đúng là không ai thương con bằng cha mẹ!".

Lo con trai ở TP.HCM mua sắm khó khăn, mẹ gửi cả
Cậu bạn được mẹ gửi từ quê lên Sài Gòn cho cả một "kho lương thực".

Theo đó, khi hay tin Sài Gòn tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội, mẹ của cậu bạn vội vàng chuẩn bị thực phẩm gửi cho con trai. Tất cả đều là những món đồ dân dã nhưng đầy ắp tình thương. Từ rau củ quả đến trái cây, gia vị đều được mẹ gói ghém cẩn thận trong một chiếc bao lớn. Cả một thùng xốp đầy đủ thịt cá, trái cây trữ lạnh.

Lo con trai ở TP.HCM mua sắm khó khăn, mẹ gửi cả
Mỗi thứ một tí nhưng cộng lại thì rất nhiều đồ.

Ngoài ra, mẹ cũng không quên dặn dò con trai: "Gửi cho con ăn đó, chứ ở trên đây có mua đồ ăn gì được đâu. Mẹ rầu riết rồi ốm đó, đủ chuyện hết á, lo con ở Sài Gòn không yên tâm. Trời ơi, nữa con có con đi rồi biết chứ gì".

Lo con trai ở TP.HCM mua sắm khó khăn, mẹ gửi cả
Ở nhà có thứ gì gửi được từ rau, củ, quả...
Lo con trai ở TP.HCM mua sắm khó khăn, mẹ gửi cả
Cho đến thịt, cá đều được mẹ gom gửi hết lên cho.

Dưới phần bình luận, ai nấy đều bày tỏ sự xúc động trước câu chuyện của cậu bạn này. Đúng là khi đã làm cha mẹ rồi mới thấu hiểu được tấm lòng và luôn lo lắng cho con cái. Với những người xa gia đình ở thời điểm hiện tại, điều đau đáu nhất chính là nỗi nhớ nhà, nhớ cha mẹ. Hy vọng tất cả chúng ta đều bình an, để được đoàn tụ sau "cuộc chiến" này.

PV (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Lo con trai ở TP.HCM mua sắm khó khăn, mẹ gửi cả "kho lương thực" lên tiếp tế tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Rộn ràng Hội thi Nét đẹp người giáo viên Thủ đô

Sáng ngày 18/10, tại sân trường Tiểu học Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội), Công đoàn trường Tiểu học Nghĩa Tân đã long trọng tổ chức Hội thi Nét đẹp người giáo viên Thủ đô dành cho các giáo viên đang công tác tại trường.

“Bí quyết” nuôi dạy em bé song ngữ

Với mong muốn trẻ em phát triển toàn diện và giúp bố mẹ có thể đồng hành cùng con trong chặng đường khôn lớn một cách khoa học, hiệu quả, Hệ thống giáo dục IQ Montessori (Hà Nội) đã tổ chức buổi talkshow trò chuyện cùng chuyên gia giàu kinh nghiệm về giáo dục Montessori với chủ đề “Nuôi dạy em bé song ngữ”

Giáo dục lịch sử qua những hoạt động trải nghiệm

Lý Tự Trọng là một trong 8 thiếu niên xuất sắc được đứng trong hàng ngũ những đoàn viên đầu tiên của Việt Nam. Câu nói trước vành móng ngựa “con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể là con đường khác” của Lý Tự Trọng đã trở nên bất hủ.