Lời nguyền của viên kim cương đáng sợ nhất thế giới: Kết cục bi thảm dành cho người sở hữu

Huệ Anh
Theo đó, “ai sở hữu viên kim cương này sẽ sở hữu cả thế giới, nhưng cũng sẽ nếm tất cả bất hạnh của nó. Chỉ có Chúa trời hoặc một người phụ nữ mới có thể sở hữu nó mà không bị trừng phạt”.

Lời nguyền kim cương Koh-i-Noor

Trong ngôn ngữ Ba Tư, cái tên Koh-i-Noor có nghĩa là Núi Ánh Sáng. Đây là viên kim cương lớn nhất thế giới, nặng tới 793 carat. Koh-i-Noor có tuổi đời hơn 5000 năm và được phát hiện tại vương triều Mughal thuộc Vương quốc Kakatiya (Ấn Độ).

Koh-i-Noor đã sống một cuộc đời mang danh “chiến lợi phẩm sau những cuộc chiến tranh đẫm máu”, ghi dấu ấn của nhiều triều đại lịch sử, bao gồm Kakatiyas, Rajputs, Mughal, Afsharid và các đế chế Durrani, Sikh, Anh.

Viên kim cương Koh-i-Noor

Thế nhưng, điều khiến Koh-i-Noor nổi tiếng trên toàn thế giới chính là lời nguyền đáng sợ của nó. Trong một văn bản tiếng Hindu đã ghi rõ: “Ai sở hữu viên kim cương này sẽ sở hữu cả thế giới, nhưng cũng sẽ nếm tất cả bất hạnh của nó. Chỉ có Chúa trời hoặc một người phụ nữ mới có thể sở hữu nó mà không bị trừng phạt".

Lời nguyền này thực sự đã linh nghiệm. Điển hình nhất là vua Humayun ở thế kỷ 18 thường xuyên phải đối mặt với hoạn nạn. Hay vua Ấn Độ Sher Shah Suri cũng chết cháy vì pháo nổ. Vua Shah Jahan cũng nhanh chóng bị con trai mình lật đổ sau khi lấy viên kim cương này từ kho báu hoàng gia.

Lời nguyền chấm dứt

Cho đến năm 1849, lời nguyền của Koh-i-Noor mới chấm dứt khi vua Maharaja dâng viên kim cương cho Nữ hoàng Anh. Nhưng trong quá trình vận chuyển trên tàu, nó tiếp tục khiến cả thế giới khiếp sợ khi con tàu phải oằn mình chống chọi với bão biển trong suốt 12 giờ hay dịch tả bất ngờ bùng phát.

Lời nguyền của Koh-i-Noor khiến nhân loại khiếp sợ

Câu chuyện đáng sợ về viên kim cương Koh-i-Noor nhanh chóng được lan truyền nên Hoàng gia Anh không ai “mặn mà” với nó. Nhưng họ hiểu được lời nguyền của Koh-i-Noor nên từ triều đại của Nữ hoàng Anh, không một vị vua nào mang Koh-i-Noor và luôn trao cho vợ của người thừa kế.

Koh-i-Noor đã sống một đời yên ổn sau khi được gắn lên vương miện của các đời Hoàng hậu Anh, bao gồm: Alexandra (1844 - 1925), Mary (1867 - 1953) và Elizabeth (1900 -2002). Hoàng hậu Elizabeth đã đội chiếc vương miện này trong các lễ lên ngôi của chồng (vua George VI) và con gái (nữ hoàng Elizabeth II). Hiện nay, Koh-i-Noor đang cùng chiếc vương miện được trưng bày trong Tháp London.

Giá trị thực sự của Koh-i-Noor

Đến năm 1852, nó đã được cắt lại và trọng lượng hiện tại là 105,6 carat. Mặc dù đã chi trả gần 8000 bảng Anh cho việc “cắt xén” hơn 40% trọng lượng của viên kim cương, nhưng Hoàng tử Albert vẫn chưa ưng ý với thành phẩm này.

Viên kim cương được trang trí trên vương miện của Nữ hoàng Anh

Vậy giá trị thực sự của Koh-i-Noor là bao nhiêu? Trong nhiều thế kỷ qua, viên kim cương này chưa bao giờ được bán mà chỉ sang tay như một chiến lợi phẩm. Bởi vậy, rất khó để xác định được giá trị của nó.

Hiện viên kim cương đang được trang trí trên Vương miện của Nữ hoàng Anh với trị giá hơn 20 tỷ USD. Dựa vào màu sắc, độ tinh khiết, kích thước và bề dày lịch sử thì nếu được bán sẽ có giá cao hơn con số 20 tỷ USD kia.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Lời nguyền của viên kim cương đáng sợ nhất thế giới: Kết cục bi thảm dành cho người sở hữu tại chuyên mục Ăn-Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

"Bí kíp" nhận biết rắn có độc

Ở một đất nước nóng ẩm như Việt Nam, rắn bò vào nhà là chuyện không hiếm. Lúc đó, việc biết được con rắn ấy có độc hay không rất quan trọng. Vậy rắn độc và rắn không độc khác nhau ở điểm gì?

Trái Đất nặng tới mức nào?

Giới chuyên gia mất hàng trăm năm để ước tính khối lượng Trái Đất và cho tới nay vẫn chưa thống nhất về con số chính xác.