Môn Vật lý được học sinh lớp 10 tại Hà Nội lựa chọn nhiều nhất

Bảo Bối
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong số hơn 98.100 học sinh lớp 10 trên địa bàn Hà Nội, 68,2% (tương đương 67.000 em) chọn học môn Vật lý và 62,8% (tương đương 61.620 em) chọn Tin học.

Ba môn khác cũng được hơn một nửa học sinh chọn gồm Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Hóa học, dao động 52-56%. Âm nhạc và Mỹ thuật có tỷ lệ lần lượt 4,2 và 1,8%, bởi hầu hết trường THPT công lập tại Hà Nội chưa có giáo viên dạy hai môn này.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đánh giá, tỷ lệ học sinh lớp 10 chọn học Vật lý tương đồng với tỷ lệ học sinh lớp 12 chọn thi môn này trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 - 66,6%.

Môn Vật lý được học sinh lớp 10 tại Hà Nội lựa chọn nhiều nhất - Ảnh 2Tỷ lệ các môn học được học sinh lớp 10 tại Hà Nội lựa chọn (năm học 2022-2023).

Với cụm chuyên đề học tập, 86,9% chọn Toán, tương đương 85.270 học sinh. Tỷ lệ với Ngữ văn và Lịch sử lần lượt là 60,4 và 24%. Vật lý và Hóa học có tỷ lệ chọn 41,6 và 32,6%, Địa lý 27%, còn lại đều dưới 10%.

Năm nay, TP. Hà Nội có 211 trường THPT công lập và tư thục, với 2.470 lớp 10 và hơn 98.100 học sinh. Các em là lứa học sinh đầu tiên ở bậc THPT học chương trình giáo dục phổ thông mới với các môn học tự chọn.

Theo chương trình, đây là giai đoạn định hướng nghề nghiệp. Học sinh phải học 8 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.

Ngoài ra, học sinh được chọn bốn trong 9 môn lựa chọn, gồm Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật. Theo lý thuyết, có 84 cách chọn. Nhưng thực tế, các trường xây dựng những tổ hợp mà mình có thể triển khai, căn cứ vào cơ sở vật chất, giáo viên từng môn, rồi đưa học sinh chọn lựa.

Môn Vật lý được học sinh lớp 10 tại Hà Nội lựa chọn nhiều nhất - Ảnh 1

Sau khi kết thúc học kỳ I, năm học 2022-2023, một số học sinh muốn đổi tổ hợp môn, đồng nghĩa chuyển lớp hoặc chuyển trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, chương trình này đã khoán một năm với số tiết tổng nên không khuyến khích học sinh chuyển tổ hợp, chuyển trường trong học kỳ một mà phải đợi hết năm học. Nếu chuyển đổi môn thì học sinh phải đáp ứng được yêu cầu đủ năng lực để học các môn học mới ở lớp trên, còn các môn học cũ phải đủ điều kiện lên lớp.

Ngày 10/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đã ban hành văn bản hướng dẫn việc chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề ở cấp trung học phổ thông. Theo đó, hiệu trưởng được quyết định việc cho học sinh chuyển tổ hợp vào cuối năm học. Ngoài ra, nhà trường phải có giải pháp hỗ trợ học sinh bổ sung kiến thức, kỹ năng của môn học, cụm chuyên đề học tập mới; kiểm tra, đánh giá việc tự bổ sung kiến thức, kỹ năng của các em theo nội dung, yêu cầu cần đạt để học sinh có đủ năng lực học tiếp môn học mới, cụm chuyên đề học tập mới.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Môn Vật lý được học sinh lớp 10 tại Hà Nội lựa chọn nhiều nhất tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý

Chiều 19/11, trường Tiểu học Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An đã tổ kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) với nhiều hoạt động văn nghệ hết sức hấp dẫn.

"Phép màu" ở trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm

Chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) đã tổ chức đại nhạc hội Hoa Tháng Năm với chủ đề "Phép màu" tại Cung điền kinh Mỹ Đình (Hà Nội).

Ngôi trường 70 năm trao truyền tri thức "Vững trí tuệ, sáng ước mơ"

Sáng 19/11, Trường THCS Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 70 năm truyền thống ngành Giáo dục Thủ đô, 70 năm thành lập trường; đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND TP Hà Nội, Cờ đơn vị xuất sắc công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô.

Cảm xúc của thầy cô về ngày 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), một ngày đặc biệt của người cầm phấn. Trong mỗi "người lái đò" đều có những cảm xúc thật đặc biệt. Dịp này, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của thầy cô trường Tiểu học Thủ Lệ (quận Ba Đình, TP. Hà Nội) nhé!