Muốn đi biển mà sợ say sóng thì phải làm gì? Dưới đây là 4 cách chống say sóng ai cũng có thể áp dụng

Minh Hồng
Đảm bảo nếu làm đúng theo hướng dẫn dưới đây, chuyến đi biển của bạn sẽ trọn vẹn và thú vị lắm đấy!

Sắp tới nghỉ lễ 30/4 rồi, chắc hẳn nhiều bạn sẽ cùng gia đình đi du lịch biển đúng không? Thỏa thích tắm biển và chơi các trò chơi dưới nước thì còn gì bằng, tuy nhiên, bạn cần cẩn thận những cơn say sóng có thể ập đến.

Khi bạn ngồi trên một chiếc tàu lướt trên từng đợt sóng nhấp nhô, dồn dập, chắc chắn sẽ có ít nhất vài lần cảm thấy chóng mặt, nghe nhộn nhạo trong lồng ngực, buồn nôn và nôn. Đó là hiện tượng say sóng biển mà hầu như ai cũng có thể gặp phải dù nhiều hay ít.

Muốn đi biển mà sợ say sóng thì phải làm gì? Dưới đây là 4 cách chống say sóng ai cũng có thể áp dụng - Ảnh 1

Say sóng khi đi biển là một hiện tượng xuất hiện khi bộ não nhận được những dữ kiện sai lệch từ môi trường bên ngoài. Để hoàn thành nhiệm vụ giữ cho thân mình được thăng bằng (không ngả nghiêng), hệ thống cảm nhận của cơ thể không ngừng thu nhận những dữ kiện từ môi trường chung quanh và gửi những dữ kiện này về một bộ phận nằm bên trong lỗ tai.

Người bị say sóng ở thể nhẹ sẽ có cảm giác hơi chóng mặt, tăng bài tiết dịch và buồn nôn. Nặng hơn, người bị say sóng sẽ bị chóng mặt, nôn nhiều kéo theo mạch đập và huyết áp giảm. 

Thời tiết là tác nhân dễ khiến bạn say sóng khi đi biển nhất. Khi thời tiết thay đổi hoặc khí hậu không thuận lợi, sóng biển và độ nghiêng ngả của tàu dễ làm bạn bị say sóng. Do đó, cách tốt nhất là không nên đi du lịch biển vào những giai đoạn thời tiết như này.

Muốn đi biển mà sợ say sóng thì phải làm gì? Dưới đây là 4 cách chống say sóng ai cũng có thể áp dụng - Ảnh 2

Nếu chẳng may bị say sóng thì vẫn có biện pháp chống say sóng dưới đây để bạn tận hưởng chuyến du lịch biển thoải mái đúng nghĩa:

- Ngồi ở khoang giữa của tàu. Khoang giữa tàu là khu vực ít chuyển động hơn so với phần mũi và đuôi tàu, do đó bạn sẽ có cảm giác an toàn hơn.

Chú ý không ngồi ngược với hướng tàu chạy, tránh xa chỗ có mùi xăng, dầu. Đưa mắt nhìn ra xa, không tập trung vào những thứ bất động như sách, báo hoặc những vật bên trong tàu, kể cả việc sử dụng điện thoại, máy tính cá nhân...

- Sử dụng cao dán chống say vào sau tai khoảng vài tiếng trước khi bạn lên tàu. Nhớ hỏi ý kiến bố mẹ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

- Ngoài keo dán, bạn có thể dùng thuốc say sóng nữa nhé. Nhưng đừng quên ăn một chút gì vào bụng trước khi uống thuốc.

- Sử dụng gừng tươi pha nước ấm, uống trước khi lên tàu. Bạn cũng nên trang bị kẹo gừng, mứt gừng trong suốt chuyến đi sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ say sóng.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Top 5 loại củ tốt cho mắt

Cà rốt, khoai lang, củ cải chứa beta-carotene, lutein, vitamin C, A, kali có thể ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương và lão hóa tế bào mắt, cải thiện thị lực.

Bí kíp giúp bạn học hiệu quả

Đã đến thời điểm chúng mình phải tăng tốc tập trung học tất cả các môn để chuẩn bị cho mùa thi học kỳ 2 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, bạn đã có những “chiêu” để học “vào đầu ào ào” mà không hề bị áp lực? Hãy áp dụng vài bí Biết cách sắp xếp khoa học kíp dưới đây xem sao nhé!

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.