Nếu trở thành F0 và được điều trị tại nhà, bạn cần làm những gì?

Minh Hồng
Trường hợp bạn là F0 nhưng được cách ly tại nhà. Hãy giữ khoảng cách trên 2m, luôn mang khẩu trang đúng cách, dùng tấm che giọt bắn vì có thể sẽ lây thêm thành viên khác trong gia đình.

Bộ Y tế đã ban hành công văn gửi các tỉnh thành hướng dẫn cách ly F0 tại nhà sau thời gian điều trị tại các cơ sở y tế. TP.HCM, địa phương với trên 48.000 ca mắc (tính đến sáng 23-7), đang là nơi áp dụng các giải pháp đưa F0 không triệu chứng ra khỏi các bệnh viện điều trị COVID-19, tổ chức cách ly tập trung F0 ở địa phương và tại nhà.

Trong trường hợp bạn là F0, bạn cần làm gì?

1. Những thứ bạn cần chuẩn bị

- Thực phẩm và các chất giàu vitamin, đặc biệt là vitamnin C như cam, chanh, nước ép trái cây.

- Nước uống

- Các loại dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lí, nước súc miệng.

- Các loại thuốc trị ho, tiêu chảy, hạ sốt.

- Gừng, sả dùng để xông.

 -Túi đựng rác có nhãn dán đề rõ “Chất thải nguy cơ chứa SARS-CoV-2 ”.

- Các phương tiện khác: Nhiệt kế, điện thoại thông minh có cài đặt các ứng dụng theo dõi sức khỏe và kết nối mạng, máy đo SpO2.

Bạn cần làm gì nếu mình trở thành F0? - Ảnh 2
Các cách đo SpO2.

Người cách ly thực hiện khai báo hằng ngày trên ứng dụng về tình trạng sức khỏe và tuân thủ nội dung cam kết thực hiện cách ly tại nhà như sau:

Bước 1: Cài đặt ứng dụng Vietnam Health Declaration (VHD) trên hệ điều hành IOS hoặc Android.

Bước 2: Đăng nhập vào ứng dụng bằng số điện thoại di động và mã OTP.

Bước 3: Đăng ký khai báo nhận diện khuôn mặt đủ 3 ảnh và vị trí cách ly tại nhà.

Bước 4: Khai báo sức khỏe hằng ngày hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe bằng nhận diện khuôn mặt.

Bạn cần làm gì nếu mình trở thành F0? - Ảnh 1
Ứng dụng Vietnam Health Declaration (VHD)

2. Hãy thực hiện như đang ở khu cách ly

- Đeo khẩu trang và cách ly ở phòng riêng.

- Giữ khoảng cách ít nhất 2m với mọi người.

- Phòng cách ly phải thông thoáng, mở cửa sổ thường xuyên

- Nếu dùng điều hòa thì phải dùng riêng

Bạn cần làm gì nếu mình trở thành F0? - Ảnh 3
Luôn tuân thủ 5K dù bạn đang ở nhà

3. Đảm bảo an toàn cho người xung quanh

- Nghiêm túc thực hiện nguyên tắc 5K, không tiếp xúc với người xung quanh, kể cả thú cưng. 

- Che kín miệng khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay áo, hoặc khăn vải, khăn tay, khăn giấy. Tháo bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng. 

- Thu gom và xử lí rác thải đúng quy định.

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng, nước sát khẩu nhất là sau khi ho, hắt hơi. 

- Vệ sinh thường xuyên đồ dùng, bề mặt mà người bệnh tiếp xúc.

- Không dùng chung đồ dùng cá nhân.

- Không giặt chung đồ với người khác.

Bạn cần làm gì nếu mình trở thành F0? - Ảnh 4
Người chăm sóc cho bệnh nhân cũng cần tuân thủ 5K

4. Những lưu ý dành cho người chăm sóc bệnh nhân

- Đeo khẩu trang và tấm chắn khi tiếp xúc người bệnh.

- Sau khi tiếp xúc cần tháo bỏ khẩu trang, sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn

- Khẩu trang sau khi dùng xong phải bỏ vào túi rác riêng. Tấm chắn giọt bắn nếu tái sử dụng cần khử khuẩn bằng dung dịch chứa cồn, phơi ngoài nắng để khô ráo, thoáng mát.

- Không ôm đồ dùng cá nhân, quần áo của người bệnh.

5. Người bệnh theo dõi sức khoẻ của mình như thế nào?

- Đo thân nhiệt, nhịp thở và độ bão hoà của oxy trong máu SPO2 mỗi ngày 2 lần sáng và chiều.

Nhiệt độ bình thường là 36 - 37.5 độ, nhịp thở: 16 - 20 nhịp/phút, SPO2 >= 95%.

- Theo dõi các triệu chứng bất thường nếu có bệnh lí nền. 

- Khai báo sức khỏe hàng ngày bằng ứng dụng Vietnam Health Declaration (VHD) trên điện thoại thông minh. 

a. Người bệnh cần làm gì khi sốt?

- Theo dõi thân nhiệt 2 lần/ngày cho đến khi hết sốt, trở về nhiệt độ bình thường 36-37.5 độ

- Nếu sốt trên 38.5 độ, có thể dùng Paracetamol liều 10 – 15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho trẻ em và không quá 2 gam/ngày (không quá 4 viên Paracetamol 500mg) với người lớn.

- Nếu sốt trên 39 độ, hãy báo cho nhân viên y tế.

- Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải, từ 1,5 – 2 lít nước/ngày.

- Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng.

- Mặc quần áo thông thoáng, thoải mái.

Bạn cần làm gì nếu mình trở thành F0? - Ảnh 5

b. Người bệnh cần làm gì nếu bị ho?

- Uống thuốc giảm ho.

- Vệ sinh mũi họng, súc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng hoặc nước muối sinh lý, 3 lần/ngày.

- Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, mặt.

- Không ăn, uống các chất kích thích, đồ ăn quá cay, nóng.

Bạn cần làm gì nếu mình trở thành F0? - Ảnh 6

c. Người bệnh cần làm gì khi mệt mỏi?

- Ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa.

- Nghỉ ngơi hợp lý nhưng không nằm giường quá lâu.

- Vận động nhẹ trong phòng và tập thể dục để tăng cường sức khoẻ.

Bạn cần làm gì nếu mình trở thành F0? - Ảnh 7

d. Khi bị đau đầu, đau cơ

- Nghỉ ngơi hợp lý nhưng không nằm giường quá lâu.

- Vận động nhẹ hoặc tập thể dục trên giường.

- Sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol.

- Chườm ấm tại vị trí đau.

Bạn cần làm gì nếu mình trở thành F0? - Ảnh 9

e. Khi bị giảm vị giác

- Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Nếu chán ăn, khó nuốt, có thể ăn cháo xay (Cháo có thịt và rau củ), uống sữa cao năng lượng, ngũ cốc.

- Bổ sung dinh dưỡng bằng nước ép trái cây, rau củ.

g. Khi bị đau họng

- Uống nhiều nước ấm từ 1,5 – 2 lít/ngày.

- Sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol.

Bạn cần làm gì nếu mình trở thành F0? - Ảnh 8

h. Khi bị tiêu chảy

- Uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Uống thuốc giảm tiêu chảy.

- Sử dụng dung dịch bổ sung điện giải: oresol, hydrite….

i. Chăm sóc sức khoẻ tinh thần

- Hãy giữ tinh thần thoải mái, bình tĩnh, tích cực.

- Đọc sách, nghe nhạc, xem TV, phim ảnh để giải trí.

Bạn cần làm gì nếu mình trở thành F0? - Ảnh 10

- Tập thể dục thường xuyên để duy trì cơ thể khoẻ mạnh và tinh thần sảng khoái.

- Trò chuyện với gia đình, bạn bè để chia sẻ, tâm sự.

- Chăm sóc cây xanh, có thể lau dọn phòng cách ly ngăn nắp, sạch sẽ.

- Duy trì năng lượng sống tích cực để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Nếu trở thành F0 và được điều trị tại nhà, bạn cần làm những gì? tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Teen học quản lý tài chính cá nhân

Đối với thiếu niên, tương lai của thế giới, cách các teen quản lý tiền, sử dụng tiền và kiếm tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ hạnh phúc sau này, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của thế giới.

Làm thế nào để tự khích lệ mình?

Trong cuộc sống cũng như trong học tập, bạn có thể gặp một vài rắc rối, trắc trở. Có thể là bài kiểm tra điểm thấp, bị bạn bè hiểu lầm... khiến tâm trạng bạn lo lắng, chán nản. Sự chán nản, thất vọng không chỉ một ngày, có thể nhiều ngày, nhiều tháng, nếu bạn không biết cách vượt qua.

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.