Ngạc nhiên những món ăn bị cấm ở một số nước trên thế giới

Phan Thu Trang
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng nhiều món ăn không có gì đặc biệt lại bị cấm ở một vài quốc gia nhất định, chẳng hạn sẽ là phạm pháp nếu mang trứng kinder sang Mỹ, hoặc ăn gan ngỗng béo ở Ấn Độ.

Mặc dù là trứng nhưng nó lại không chứa giá trị dinh dưỡng gì bên trong nên quả trứng Kinder mà nhiều em nhỏ yêu thích lại bị cấm ở Mỹ do đi ngược lại với Luật về thực phẩm, dược phẩm và hóa mỹ phẩm liên bang năm 1938.

Thạch và các thực phẩm chứa Konjac nói chung bị cẩm ở Châu Âu do dễ gây hóc nghẹn.

“Sữa thô” hay còn gọi là raw milk là loại thức uống được ưa chuộng ở nhiều nơi như Châu Âu, Châu Á, Anh, Xứ Wales nhưng lại bị cấm ở Mỹ, Canada, Scotland và Úc với lý do sữa này vừa được vắt ra từ con bò không qua bất cứ sự chế biến nào kể cả thanh trùng nên có nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Samosas – món bánh chiên ngon lành hình tam giác với lớp vỏ giòn và nhân bên trong bao gồm các loại thịt như bò, gà, và các loại rau củ như hành tây, đậu Hà Lan, khoai tây lại bị cấm ở Somalia.

Haggis là một món ăn sử dụng chủ yếu là nội tạng cừu, vì có chứa phổi cừu nên nó bị cấm hoàn toàn ở Mỹ và vì vậy việc nhập khẩu món ăn này vào Mỹ là phạm pháp.

Gan ngỗng béo, món Pháp trứ danh này hiện bị cấm ở Ấn Độ và San Paulo và cũng có một vài tháng bị cấm ngay tại Pháp bởi theo nhiều người, chế độ nuôi ngỗng lấy gan để làm món ăn này quá tàn ác với con vật.

Viên kẹo bạc hà món bỏ túi của nhiều người này lại bị cấm ở Singapore.

Nếu ở nhiều nơi thịt ngựa thậm chí còn được coi là đặc sản, thì tại California và Illinois món ăn từ thịt ngựa lại bị cấm.

Và California còn cấm cả thịt Kangaroo nữa.

Bánh thanh dinh dưỡng ngũ cốc việt quất có chứa chất tạo màu Blue#1 do vậy bị cấm ở Na uy, Pháp và Phần Lan.

Cá fugu hay cá nóc nổi tiếng với độc tính có thể cướp mạng thực khách nhanh chóng do đó việc nó bị cấm ở Trung Quốc và Châu Âu không có gì ngạc nhiên. Ở các nước mà người ta cho phép chế biến món ăn từ cá nóc thì cũng có những quy định vô cùng nghiêm ngặt để giảm thiểu rủi ro gây ra do độc tính của loài cá này.

TP (Tổng hợp)

Nguồn wanderlusttips

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Ngạc nhiên những món ăn bị cấm ở một số nước trên thế giới tại chuyên mục Hành Trang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Hành Trang khác

Bảng chữ cái tiếng Anh được hình thành như thế nào?

Một biểu đồ nho nhỏ do Matt Baker của trang Useful Charts đã cho thấy, kỳ thực bảng ký tự tiếng Anh mà chúng ta sử dụng ngày nay đã có nguồn gốc từ những ký tự tượng hình của người Ai Cập cổ đại gần 4.000 năm trước (khoảng năm 1750 trước Công Nguyên).