Ngược dòng World Cup, xem lại những trái bóng làm nên lịch sử (Phần 1)

hueanh
Trải qua mỗi giải đấu, các trái bóng được dùng trong World Cup lại được cải tiến để phù hợp với từng thời điểm. Dưới đây là 21 trái bóng mang trong mình câu chuyện lịch sử của các mùa World Cup.

Lịch sử của các mùa giải World Cup không chỉ được viết nên bởi những pha bóng đẹp mắt hay tinh thần thể thao lành mạnh, quyết chiến quyết thắng của các quốc gia, mà còn được tạo ra từ những “nhân vật thầm lặng” – trái bóng tròn lăn trên sân cỏ.

1. World Cup năm 1930 tại Uruguay

Vào thời điểm đó, công nghệ làm bóng đá còn rất sơ sài khi nên chúng được khâu và bơm hoàn toàn bằng tay. Chúng còn trở nên nặng như cùm khi tời mưa vì bị thấm nước. Trong mùa giải đầu tiên, không có một trái bóng nào được dùng chính thức. Ở trận chung kết, hai đội Argentina và Uruguay giành nhau quyền được dùng bóng của nước mình nên bóng đã được thay vào giờ nghỉ giữa hiệp. Việc thay bóng đã ảnh hưởng đến kết quả trận đấu. Nếu Argentina đang dẫn trước 2-1 ở hiệp 1 thì khi sang đến hiệp 2 họ đã thua ngược lại 3 bàn do bóng của đội chủ nhà to hơn, nặng hơn. Giải World Cup 1930 đã ghi tên nhà vô địch đầu tiên trong lịch sử là Uruguay.

2. World Cup năm 1934 tại Italia

Mùa giải World Cup thứ 2 đã diễn ra trong cảm giác “êm ái” hơn rất nhiều bởi sự ra đời của trái bóng Federdale 102. Chúng có nhiều cải tiến hơn trong chế tác nên có trọng lượng nhẹ hơn, đánh đầu đỡ đau hơn. Tuy nhiên, do bóng vẫn làm thủ công nên chất lượng không đồng đều. Cứ trước mỗi trận đầu, vài trái bóng sẽ được mang ra thử nghiệm, so sánh và quyết định xem trái nào sẽ được dùng.

3. World Cup năm 1938 tại Pháp

Mùa giải World Cup thứ 3 đã làm nên lịch sử của Allen – công ty sản xuất bóng đá đầu tiên có “nhãn mác” trên trái bóng. Về mặt hình thức, trái bóng của Allen khá tương đồng với trái bóng Federdale. Điểm khác biệt ở đây là số mảnh ghép là 13 thay vì 12 mảnh như trước. Tiếp đó, cạnh của các mảnh cũng bo tròn hơn và sau này trở thành một xu hướng trong sản xuất bóng đá.

4. World Cup năm 1950 tại Brazil

Chiến tranh đã khiển giải bóng đá lớn nhất hành tinh phải lùi lại sau 12 năm và khoảng thời gian đó cũng tạo nên sự thay đổi lớn trong thiết kế trái bóng. Duplo-T trở thành trái bóng đầu tiên được bơm bằng kim hơi và được dùng xuyên suốt mùa World Cup năm 1950.

5. World Cup năm 1954 tại Thuỵ Sỹ

Swiss World Champion là trái bóng được cải tiến với thiết kế 18 mảnh, ghép với nhau bằng đường khâu zigzag ở mặt trong. Thiết kế này cũng được áp dụng ở vài thập niên sau đó. Tuy nhiên điều đáng nói là ở mùa giải này, FIFA không cho phép nhà sản xuất Kost Sport đặt nhãn hiệu của mình lên trái bóng.

6. World Cup năm 1958 tại Thuỵ Điển

FIFA đã mở một cuộc tuyển chọn công bằng để tìm ra nhà sản xuất bóng tốt nhất cho giải năm 1958. Các hãng sẽ tham gia bằng cách gửi mẫu bóng không nhãn hiệu để cạnh tranh. Điều này giống với cách các thí sinh thời nay đi thi và bài làm phải được rọc phách. Hãng chiến thắng là Angelholm với mẫu bóng có 24 mảnh ghép. Sau đó, mỗi đội tham dự sẽ được cấp 30 quả để luyện tập, riêng Brazil đã đăng ký mua thêm.

7. World Cup năm 1962 tại Chile

Mẫu bóng có tên Crack của công ty Custodio Zamora lại không được nhiều người đón nhận. Trái bóng này được ghép bởi 18 mảnh với hình thù không đồng nhất, mảnh hình lục giác, mảnh lại có hình tứ giác và tất cả đều được khâu thủ công.

8. World Cup năm 1966 tại Anh

Đây là năm đánh dấu bước đột phá của trái bóng tròn: Challengen 4-Star đã được tạo thành từ 25 mảnh ghép, giành chiến thắng trước 110 ứng cử viên và trở thành trái bóng thi đấu chính thức. Công ty này đã chuẩn bị cho vòng chung kết 400 trái bóng được sơn 3 màu khác nhau. Những đội tuyển tham dự cũng nhận được bóng từ trước đó 6 tháng để làm quen.

9. World Cup năm 1970 tại Mexico

Bước chân đầu tiên của Adidas trên quãng đường hợp tác bền vững với FIFA có khởi điểm từ mùa giải năm 1970. Trái bóng Telstar ra đời và trở thành biểu tượng của bóng đá đến tận bây giờ: 32 mảnh ghép lục giác trắng đen để hiển thị tốt hơn truyền màn hình tivi. Đây cũng là World Cup đầu tiên được chiếu trên toàn thế giới.

10. World Cup năm 1974 tại Đức

Tiếp tục một bước cải tiến nữa đến với “người hùng thầm lặng” của World Cup: quả bóng Telstar Durlast được sơn một lớp dày bảo vệ để chống chịu thời tiết ẩm ướt và tạo vẻ ngoài bóng bẩy đặc trưng. Ở thời điểm này, Adidas đã trở thành đối tác chính thức của FIFA nên được phép để tên trên quả bóng. Đây cũng là tiền đề cho việc quả bóng “cháy hàng” tại những cửa hiệu thể thao thời bấy giờ.

Huệ Anh

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Ngược dòng World Cup, xem lại những trái bóng làm nên lịch sử (Phần 1) tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Trái Đất nặng tới mức nào?

Giới chuyên gia mất hàng trăm năm để ước tính khối lượng Trái Đất và cho tới nay vẫn chưa thống nhất về con số chính xác.