Người Việt đầu tiên biết “Quả đất tròn”

Chu Hải
TNTP - Các bạn yêu sử hẳn đều biết một vị bác học uyên thâm nhất thế kỷ XVIII, ông là Lê Quý Đôn (1726-1784) người làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam (nay là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

Thần đồng nhỏ tuổi

Ngay từ nhỏ, Lê Quý Đôn đã nổi tiếng ham học, thông minh, được gọi là "thần đồng". Lên 5 tuổi “thần đồng” đọc được Kinh Thi, 12 tuổi đọc hết sử sách Bách Gia Chư Tử, 14 tuổi xong toàn bộ sách kinh, sử Nho gia …

Chân dung nhà bác học toàn tài Lê Quý Đôn (Ảnh nguồn Internet).

Chuyện kể, nhà Lê Quý Đôn ở gần ngã ba sông Hồng và sông Trà Lý. Một hôm, có vị quan nghe tiếng cậu bé hay chữ, muốn thử tài.

Lê Quý Đôn khoanh tay, kính cẩn chào khách rồi đứng nép bên cha. Ông khách nói: "Nhà cháu gần ngã ba sông, ta ra vế đối là tam xuyên (三川)!".

Vế đối giản dị mà hóc búa, chữ tam (三) có ba nét sổ ngang dựng lên, thành ba nét sổ đứng là chữ xuyên (川). "Tam xuyên" (三川) có nghĩa "ba con sông".

Lê Quý Đôn trân trân nhìn ông khách có mang cặp kính. Thấy Lê Quý Đôn chưa đối được, ông khách hỏi: "Sao, có đối được không, cháu bé?".

Lê Quý Đôn lễ phép thưa: "Dạ, cháu xin đối là tứ mục (四目).".

Chữ đối lại thật chuẩn, chữ "tứ" (四) viết quay dọc lại, cũng là chữ "mục" (目). "Tứ mục" (四目) có nghĩa "bốn con mắt". Ông khách chỉ còn biết thốt lên: "Tuyệt vời! Thằng bé này về sau văn chương sẽ lẫy lừng đấy!".

Di sản để lại

Đỗ đầu nhiều kỳ thi, Lê Quý Đôn được bổ nhiệm làm Thị thư ở Viện Hàn lâm cùng nhiều chức vụ khác. Năm 1767, ông tham gia biên soạn Quốc sử và làm Tư nghiệp (Hiệu trưởng) ở Quốc Tử Giám.

Tuy giữ nhiều chức vụ nhưng Lê Quý Đôn vẫn đam mê đọc, viết sách và nghiên cứu khoa học. Tác phẩm của ông có tới hàng hàng trăm quyển. Đến nay nhiều công trình nghiên cứu về Lịch sử, Triết học, Sáng tác văn hóa và sưu tầm văn chương, khoa học vẫn còn giá trị. Lịch sử, có bộ “Đại Việt thông sử”, “Phủ biên tạp lục”...; Triết học có “Thư kinh diễn nghĩa”, “Quần thư khảo biện”… Ngoài ra ông còn ghi chép và tìm hiểu về Địa lý học, Nông học, Dân tộc học, Ngôn ngữ học…

Riêng bộ “Vân Đài loại ngữ”, viết trong vòng ba năm, ông đã nghiên cứu 557 tập sách. Trong đó có cả sách của châu Âu dịch sang Hán văn.

Đặc biệt, Lê Quý Đôn chính là người đầu tiên ở nước ta công nhận lý thuyết về quả đất tròn và biết đến 4 châu là: Á, Âu, Phi, Mỹ. Ngoài ra ông còn biết đến hàng trăm giống lúa, giống cây ăn quả và giống cá.

Lê Quý Đôn là thiên tài bậc nhất trong lịch sử Việt Nam, được người đương thời gọi là “túi khôn của thời đại”, ông luôn tự hào mình là người Việt Nam và trân trọng nền văn hiến nước nhà.

Nhà giáo Vũ Xuân Vinh

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Người Việt đầu tiên biết “Quả đất tròn” tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

"Người Sói" phiên bản đời thực

Trong tiếng Anh, loài chồn sói được gọi với cái tên là Wolverines. Đây cũng chính là tên gọi của siêu anh hùng “Người Sói” nổi tiếng trong seri phim “X-Men” mà có lẽ là nhiều bạn đã từng xem.

Món ăn đá quý cực kỳ tinh tế

“Sanfang Qixiang” hay “Ba làn bảy ngõ” ở Phúc Kiến, Trung Quốc là một khu di tích lịch sử được hình thành trong giai đoạn 266-429 thời nhà Tần.

Món ăn đá quý cực kỳ tinh tế

“Sanfang Qixiang” hay “Ba làn bảy ngõ” ở Phúc Kiến, Trung Quốc là một khu di tích lịch sử được hình thành trong giai đoạn 266-429 thời nhà Tần.