Nguy cơ chấn thương nguy hiểm đến từ máng trượt nước ở bể bơi

hueanh
Trong cái nắng thiêu đốt của mùa hè, nhiều bạn học sinh thích thú khi được hạ nhiệt tại các bể bơi. Tuy nhiên, chúng mình cần phải cẩn thận với trò chơi máng trượt nước vì nó tiềm ẩn nguy cơ gây chấn thương cho cơ thể đấy nhé.

Ai cũng biết bể bơi là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho cơ thể như kích ứng với thuốc sát trùng trong nước, nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng, viêm ống tai ngoài và tai giữa,... Bên cạnh đó, con người còn có nguy cơ bị chấn thương xương cụt khi chơi trò trượt máng nước.

Xương cụt (hay xương cùng) là phần cuối cùng của xương sống, nó được cấu tạo bởi 5 đốt sống, có hình dạng tam giác và nối với xương hông. Khi gặp chấn thương ở vùng xương này, người bệnh sẽ thấy đau nhức ở xương cụt hoặc đau ở vùng cơ bắp sát với xương cụt. Ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở vị trí mông hoặc hông. Khi bệnh trở nên nặng hơn, cơn đau nhức có thể lan xuống đến háng, đầu gối và thậm chí mắt cá chân.

Khi bị chấn thương xương cụt, bệnh nhân sẽ được chụp X-quang trong tư thế ngồi. Nguyên nhân là do xương cụt trông vẫn hoàn toàn bình thường khi người bệnh đứng, còn khi ngồi xuống và hơi ngả lưng về phía sau – tức là đè nặng trọng lượng lên cơ thể thì chụp X-quang sẽ cho thấy phần xương này hoàn toàn lệch ra khỏi vị trí vốn có.

Máng trượt tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ

The trang Live Science, trường Đại học y khoa Rutgers New Jersey (Mỹ) tiết lộ rằng, có tới 217 ca đau xương cụt, trong đó có ít nhất 4 ca là do chơi trượt máng nước trong vòng 2 năm qua. Cả bốn bệnh nhân này đều gặp chấn thương bởi những lý do khá phổ biến mà những người chơi trượt máng hay gặp phải. Chẳng hạn như:

- Một bạn trai trượt phải đường trượt quá gồ ghề, khiến mông chạm và nảy suốt chiều dài đường trượt, cuối cùng dẫn đến đau xương cụt.

- Một bạn gái trượt ở đường trượt quá dốc, bạn ấy bay nhẹ lên không trung rồi "đáp" thẳng mông xuống... đáy bể bơi, gây chấn thương.

- Một cô sử dụng ống trượt bơm hơi tự chế ở nhà và... đã để qua nhiều năm. Đây là ca đau xương cụt kéo dài nhất trong nghiên cứu lần này.

- Một cô khác sau khi chơi trượt nước cùng gia đình đã tái phát vết thương ở xương cụt. Cô ấy đã gặp chấn thương trước đó.

Người chơi rất dễ bị chấn thương xương cụt nếu không trượt máng đúng thư thế

Để điều trị căn bệnh này, người bệnh không nên gây áp lực trực tiếp lên phần xương cụt, chẳng hạn như: không cưỡi ngựa, không đạp xe, không chơi trượt máng nước,... Ngoài ra, họ sẽ được tập các bài vật lí trị liệu, và dùng một chiếc gối mềm để lót khi cần ngồi xuống. Trong trường hợp bị sưng, bệnh nhân có thể được tiêm thuốc hoặc các bác sĩ sẽ cắt bỏ hoặc làm suy giảm những sợi thần kinh gây cảm giác đau nhức.

Như vậy, chấn thương xương cụt do chơi trượt máng ở bể bơi có tỉ lệ xảy ra không cao và thường bị gây ra bởi những cú trượt bất thường. Bệnh đau xương cụt cũng không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây ra bất tiện lớn trong việc sinh hoạt. Vì thế, chúng mình không được chủ quan nhé.

Huệ Anh

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Nguy cơ chấn thương nguy hiểm đến từ máng trượt nước ở bể bơi tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.