Vào tháng 4 năm 2015, Rebecca Atkinson, một nhà báo người Anh đã cùng với các bậc cha mẹ có con bị khiếm khuyết bắt đầu chiến dịch mang tên #Toylikeme để giải quyết việc thiếu đồ chơi dành cho trẻ em khuyết tật. Họ đã tạo ra một trang trên Facebook, nơi mọi người có thể đăng ý tưởng và hình ảnh về những đồ chơi dành cho các bạn ấy.
Chiến dịch thu hút được rất nhiều sự chú ý và chỉ 2 tuần sau khi chiến dịch bắt đầu, những người khởi xướng đã liên hệ với một công ty ở Anh chuyên thiết kế đồ chơi 3D và công ty đã đồng ý tạo ra một loạt búp bê mới. Đó là lúc đồ chơi khiếm khuyết đầu tiên được sản xuất.
Ước tính trên thế giới hiện có khoảng 150 triệu trẻ em khuyết tật và mặc dù ngành công nghiệp đồ chơi có tổng trị giá hơn 2,9 tỷ USD nhưng đã hoàn toàn thất bại trong việc tạo ra những loại đồ chơi phù hợp với những trẻ em có khiếm khuyết. Cho đến gần đây, nhờ sáng kiến trên mà nhiều nhà sản xuất đồ chơi đã chết tạo đồ chơi dành riêng cho trẻ em khuyết tật.
Chẳng mấy chốc, chiến dịch #Toylikeme trên Facebook và Twitter đã được nhiều nhà sản xuất lớn như Lego biết đến và bây giờ rất nhiều nơi đã phát hành hàng loạt đồ chơi dành cho các bạn ấy.
Vào năm 2016, Lego đã phát hành đồ chơi sử dụng xe lăn đầu tiên và nhiều nhà sản xuất khác cũng đi theo bước chân của họ. Bây giờ đã có một loạt búp bê bao gồm người mẫu bị khiếm thính, có vết bớt hoặc lắp chân giả.
Sau khi đạt được những thành tựu trên, hành trình của #Toylikeme vẫn chưa dừng lại. Tổ chức này có rất nhiều người theo dõi ở hơn 45 quốc gia và nhận được sự đống góp gây quỹ từ hơn 700 người.
Nhiệm vụ của #Toylikeme là gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ chơi toàn cầu, truyền bá nhận thức thông qua các buổi gặp mặt tại trường học và triển lãm cộng đồng. Họ hi vọng trẻ em khuyết tật trên toàn thế giới được chấp nhận và đánh giá cao.