Nhìn lại những thủ khoa "nằm gai nếm mật" với cuộc sống

Nguyễn Hà
Không được 'chọn' nơi mình sinh ra nhưng bằng nghị lực, những tân thủ khoa này đã vượt khó khăn, đang tạo nên tương lai tươi sáng.

Sau khi các cụm thi lần lượt công bố điểm thi THPT quốc gia, lần lượt các gương mặt tiêu biểu, những Thủ khoa, Á khoa tại các điểm thi lần lượt đã xuất hiện. Trong số đó rất nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn khiến mọi người vô cùng cảm phục.

Con trai người bán hàng rong đạt điểm khối A cao nhất Thanh Hóa

Bố đi bán hàng rong, mẹ làm nông nhưng Lê Đình Nguyên (THPT Quảng Xương 1, Thanh Hóa) đã giành 28,85 điểm 3 môn (Toán 9,25, Lý 10, Hóa 9,6)

Nguyên là con thứ hai trong gia đình có 3 chị em, người chị gái đang là sinh viên năm ba Đại học Ngoại thương, sau Nguyên còn một em gái mới hơn một tuổi. Trong gia đình Nguyên có 4 thế hệ gồm cố, ông bà nội và người chú tật nguyền.

Chú Lê Anh Khuyến (bố của Đình Nguyên) tâm sự, rất tự hào vì con trai.

Cả gia đình sống chủ yếu bằng nghề làm nông nghiệp. Cha Nguyên không có công việc ổn định nên phải đi bán hàng rong.

Suốt 12 năm học phổ thông, Nguyên luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi, từng giành nhiều giải ở các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh.

Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Nguyên đăng ký thi vào Học viện An ninh. Dù rất đam mê ngành công nghệ thông tin, nhưng em quyết định chọn khối ngành lực lượng vũ trang vì muốn giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Nữ thủ khoa 30 điểm rửa bát thuê nuôi ước mơ thành trinh sát

Xuất sắc giành được 28,5 điểm khối C (Văn: 9,25; Sử: 9,5 và Địa 9,75) trong kỳ thi THPT quốc gia, Nguyễn Thị Kim Ngân (cựu học sinh Chuyên Chu Văn An, TP. Lạng Sơn) còn được cộng thêm 1,5 điểm ưu tiên ở khu vực nên đã được 30 điểm, trở thành thủ khoa khối C ở cụm thi số 17 do Đại học Xây dựng (Hà Nội) chủ trì.

Kim Ngân sinh ra ở thành phố Lạng Sơn, gia đình làm đậu phụ. Hàng ngày, bố mẹ Ngân dậy từ 3h sáng, làm đậu rồi mang ra chợ bán, đến tối mịt mới về.

Thủ khoa khối C bạn Kim Ngân.

Cô Hoàng Thị Thu (mẹ Kim Ngân) cũng chia sẻ: 'Ngân rất tự giác trong việc học và chịu khó giúp đỡ cha mẹ. Có những hôm đi học về chưa kịp tháo cặp, mồ hôi nhễ nhại đã lao ngay ra phụ mẹ bán đậu'.

Cuối năm cấp 2 Ngân đã xin cha mẹ đi làm thêm bưng bê, rửa bát để phụ giúp cha mẹ với thu nhập rất ít chỉ từ 900.000 đến 1,5 triệu đồng/tháng nhưng cũng là cách em phụ mẹ cha bớt gánh nặng chi tiêu.

Ngay cả khi về ôn để thi lại năm nay (Năm ngoái Ngân được 28 điểm, thiếu 1 điểm vào Học viện An ninh) cô gái ấy cũng vẫn đi làm thêm.

Kết thúc kỳ thi THPT quốc gia, Ngân lại tiếp tục công việc bưng bê, rửa bát từ 7h sáng đến 22h. Cô cho biết sẽ vẫn nộp hồ sơ xét tuyển vào Học viện An ninh nhân dân để theo đuổi ước mơ trở thành trinh sát giỏi.

Cô bé mồ côi thành Thủ khoa sợ không đủ tiền đi học

Cô bạn Nguyễn Thị Thùy (SN 1998, xóm 4 (Đồng Rớn), xã Minh Tân, huyện Thuỷ Nguyên, Thành phố Hải Phòng) học sinh trường THPT Bạch Đằng, Hải Phòng đã trở thành Thủ khoa khối D cụm thi trường ĐH Hàng Hải với 28,75 (Anh Văn: 9,5 điểm, Toán: 9 điểm, Văn: 8,75 điểm).

Có được kết quả đáng ngưỡng mộ như vậy, cũng chính bởi động lực lớn từ chính hoàn cảnh cuộc sống éo le và nghị lực vượt khó phi thường của cô bạn.
Khi Thùy còn rất nhỏ, căn nhà đã vắng bóng bàn tay trụ cột của người bố. Mẹ đi bước nữa và có một cậu con trai, năm Thùy học lớp 2 thì bố dượng qua đời rồi mấy năm sau người mẹ yêu quý cũng bị cướp mất bởi bàn tay tử thần .

Cô thủ khoa mồ côi có nghị lực phi thường - Nguyễn Thị Thùy.

Thùy phải nhờ đến sự giúp đỡ của chính quyền, gửi em trai tới Mái ấm Thanh Xuân - Trung tâm Giáo dục lao động Thanh Xuân Hải Phòng (đường Ngô Gia Tự, quận Hải An, Hải Phòng).
Thùy được cô giáo đón về nhà nuôi như con, lo lắng cho em từ học hành đến cuộc sống sinh hoạt.
Với số điểm đạt được trong kỳ thi THPT vừa qua, Thùy hy vọng mình có thể trở thành tân sinh viên của Học Viện Khoa Học Quân Sự - Khoa Ngôn ngữ Anh những cô vẫn trăn trở sợ không đủ tiền đi học và luôn đau đáu ước mơ sớm đón được em trai về chung một mái nhà.

Nữ thủ khoa nghèo muốn trở thành kỹ sư công nghệ thông tin

Sau khi biết điểm thi 28,5 điểm (Toán 9,5; Lý 9,4; Hóa 9,6), Nguyễn Thị Tình (Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định) cho biết đã tính được điểm trước nên không quá bất ngờ về kết quả.


Tình là con thứ hai trong bốn anh chị em, bố mẹ đều là lao động tự do, làm thuê, làm mướn vất vả, chị cả của Tình đang học Y Dược ở Huế, nên ngoài giờ lên lớp Tình quán xuyến mọi việc trong gia đình, chăm em cho bố mẹ yên tâm đi làm.

Ước mơ sau này của cô là trở thành kỹ sư công nghệ thông tin và nữ thủ khoa này dự định sẽ làm hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM. Thương mẹ cha vất vả, cô gái hiếu thảo này thổ lộ lên Sài Gòn sẽ đi làm gia sư để trang trải học phí.

Theo Baodatviet.vn

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Nhìn lại những thủ khoa "nằm gai nếm mật" với cuộc sống tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Từ cậu bé nghèo trở thành “hacker mũ trắng” hàng đầu thế giới

Nguyễn Tuấn Anh, chuyên viên chính an ninh hệ thống của Trung tâm Dịch vụ an toàn thông tin (ATTT), Công ty An ninh mạng Viettel, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel), là người đã tìm ra hơn 500 lỗ hổng bảo mật trên nền tảng tìm kiếm lỗ hổng bảo mật lớn nhất toàn cầu BugCrowd.

Bài dự thi đặc biệt

Trong cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ năm học 2023-2024, bài dự thi viết của bạn Phạm Thảo Phương (lớp 7A4, trường THCS Trần Phú, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) đã xuất sắc giành giải Đặc biệt.

Cô học trò xứ Đoài tài năng và giàu lòng nhân ái

Lê Phạm Thùy Dương (học sinh lớp 5D, trường TH Trần Phú, Sơn Tây, Hà Nội) mặc dù còn nhỏ tuổi những đã truyền cảm hứng tới rất nhiều bạn nhỏ bằng thành tích học tập cùng tài năng ca hát và trái tim nhân hậu của mình.