Những câu thành ngữ tục ngữ khiến các Teen bối rối

vuhien
Ướt như chuột lột ; Cao chạy xa bay... Rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ đã bị tam sao thất bản khiến cho nhiều bạn băn khoăn không biết mình có dùng sai hay đúng.

 1. "Tai vách mạch dừng" hay "Tai vách mạch rừng"?

"Vách" là nói về những bức tường ngăn cách các buồng xung quanh ngôi nhà, nói tai vách là nhân cách hóa cái vách lên, nói ở đâu cũng có vách, có tai để nghe mình nói nên mình phải cẩn thận. 

"Dừng" là một từ cổ chỉ những thanh tre nhỏ đan ken vào nhau để tạo thành xương vách (sau đó sẽ trát bùn lên) cho những ngôi nhà cổ thời xưa. Mạch dừng ở đây ý chỉ: dừng thì có khe, có mạch và cũng có thể lan truyền.

Kết hợp hai vế cho ta thấy, "tai vách mạch dừng" nghĩa là "vách có tai, dừng có mạch" đừng có nói linh tinh nếu không dễ bị nghe, bị lộ, bị lan truyền bởi người đời. 

Như vậy, "Tai vách mạch dừng" mới là câu thành ngữ nguyên bản. Theo thời gian câu thành ngữ này được biến đổi, có nhiều dị bản nên mới chuyển thành "Tai vách mạch rừng".

2. "Ướt như chuột lột" hay "ướt như chuột lội"?

Trong ngôn ngữ tiếng Việt, người ta có thể nói "rắn lột" (như tục ngữ ta có câu "Rắn già rắn lột"), nhưng loài chuột không có hiện tượng lột xác như loài rắn. Vậy tại sao có thể ví một người bị ướt sũng cả quần áo từ đầu đến chân với hình ảnh "chuột lột" được? Chuột lột thì có liên hệ gì đến sự ướt át?

Thành ngữ ban đầu trước khi bị tam sao thất bản này chính là "Ướt như chuột lội". Lội chứ không phải lột. Trong tiếng Việt, lội đồng nghĩa với bơi. Ướt như chuột lội được ví hình ảnh một người (đi mưa hoặc ngã xuống nước) bị ướt, quần áo sũng nước dính chặt vào người với hình ảnh một con chuột bị sa xuống nước và lội (tức bơi) từ dưới nước lên, bộ lông ướt sũng dính bết vào mình mẩy.

3. "Chôn rau cắt rốn" hay "chôn nhau cắt rốn"?

"Rau" hoặc "nhau" là hai cách phát âm (hai biến thể ngữ âm) của cùng một từ chỉ bộ phận nối thai nhi với thành tử cung của mẹ qua dây rốn để cung cấp dinh dưỡng, bài tiết chất thải và trao đổi khí qua máu cho thai nhi.

Cuốn Thành ngữ học Tiếng Việt của Hoàng Văn Hành (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2015) chấp nhận cả hai thành ngữ "Chôn rau cắt rốn" và "Chôn nhau cắt rốn".

Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (do Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, 2005) có cả hai mục từ rau và nhau, nhưng cho rằng rau là cách phát âm của phương ngữ (tr, 706, 822).

 4. “Râu ông nọ cắm cằm bà kia”

Với câu này, chúng ta thường được sử dụng để ám chỉ sự nhầm lẫn, lắp ghép, lộn xộn, không chấp nhận được. Trên thực tế, nghĩa câu này không sai những lại khác nghĩa hoàn toàn với nghĩa gốc.

Nghĩa gốc sẽ là “Dâu ông nọ chăn tằm bà kia”, ý của câu này để ám chỉ việc lợi dụng những thứ thuộc về người khác để làm lợi cho riêng bản thân mình.

5. “Cao chạy xa bay"

“Cao chạy xa bay" và "xa chạy cao bay”, hàm ý chỉ sự biệt tăm, trốn kĩ khó tìm thấy ngai lập tức, đây là hai câu thành ngữ được sử dụng song song nhau trong cuộc sống. Tùy vào từng trường hợp hội thoại mà chúng ta có cách sử dụng cho phù hợp. Thế nhưng có thể thấy, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta lại quen sử dụng thành ngữ “cao chạy xa bay” hơn là “xa chạy cao bay”, sự kết hợp của câu này vô cùng ấn tượng và bất bình thường. 

6. “Chủ vắng nhà gà mọc râu tôm” ( hay mọc đuôi tôm)

Để hiểu về câu thành ngữ này, chúng ta cần phải hiểu rằng câu trên được chia thành hai về đối nhau.

Vắng chủ nhà như bố mẹ hay người lớn tuổi trong nhà, trẻ con hay người làm thường nghịch ngợm bày trò phá phách trong nhà.

Gà mọc đuôi tôm: gà trong thời kỳ "mọc đuôi tôm" là thời kỳ vừa mới lớn, đuôi mới mọc một nhúm lông, thường phá phách, ăn ít phá nhiều, ỉa lung tung.

Câu đúng phải là: “Chủ vắng nhà gà vọc niêu tôm” ý ám chỉ rằng không có chủ nhà cai quản sẽ sinh mấy trò phá phách, hư hỏng.

Kim Hiền (tổng hợp)

 

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những câu thành ngữ tục ngữ khiến các Teen bối rối tại chuyên mục Cách Học Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cách Học Hay khác

Khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc

Sáng ngày 16/8, tại Đại học Hàng hải Việt Nam (TP. Hải Phòng), báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng đã tổ chức Lễ khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc với sự góp mặt 272 gương mặt thí sinh ưu tú.

Thiếu nhi Thái Nguyên hướng về biển, đảo Tổ quốc

Năm 2024 là năm thiếu nhi cả nước hào hứng đón chờ nhiều hoạt động để kỷ niệm các ngày lễ lớn và nhiều sự kiện lịch sử quan trọng như: kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/52024), kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).