Những điều bạn cần nhớ để tránh nhiễm khuẩn khi vào bệnh viện

Thúy Quỳnh
Nhiễm khuẩn trong bệnh viện là một trong những tình trạng rất dễ gặp nếu cơ thể bạn không khỏe mạnh. Thêm vào đó, việc thường xuyên ra vào bệnh viện cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho các bạn nhỏ đấy nhé!

Theo ThS. Đặng Thị Thu Hương, Điều dưỡng trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - BV Nhi Trung ương, nhiễm trùng bệnh viện có thể rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa mạng sống của người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh do hệ thống miễn dịch của các bé chưa hoàn thiện.

Trong thời gian cơ thể bạn đang phục hồi và dần khỏi bệnh, cha mẹ cũng như người chăm sóc và người thân được khuyến khích đến thăm. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh trong môi trường bệnh viện và giúp bạn mau bình phục, người thân được yêu cầu thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn dưới đây:

Bệnh viện có các hướng dẫn về việc thăm bệnh để giúp bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật của người bệnh đồng thời bảo vệ các bạn nhỏ không bị lây nhiễm bởi các bệnh nhiễm trùng và bệnh tật trong môi trường bệnh viện. Bạn hãy nhắc cha mẹ, người chăm sóc hoặc khách thăm cần hãy đảm bảo thực hiện theo các hướng dẫn của bệnh viện như sau:

– Chỉ vào thăm người bệnh trong giờ thăm bệnh theo quy định của khoa điều trị và của bệnh viện. Hãy liên hệ với nhân viên y tế nơi đang chăm sóc để biết những quy định cụ thể. Trong một số trường hợp đặc biệt khi có tình huống bất thường xảy ra, khu vực chăm sóc bệnh nhân có thể phải thay đổi hướng dẫn thăm bệnh hoặc hạn chế việc thăm viếng. Khi đó, nhân viên y tế sẽ thông báo cho quý vị biết ngay khi có thể

– Không quá 2 người viếng thăm cùng một lúc để không làm ảnh hưởng đến các bệnh nhân khác. Những khách đến thăm khác có thể chờ ở khu vực chờ dành cho bệnh nhân tại khoa điều trị hoặc sảnh chờ của bệnh viện.

– Không vào thăm người bệnh nếu có bất cứ các dấu hiệu bệnh nào trong vòng 2 ngày trở lại như: sốt, hắt hơi và sổ mũi, ho, nôn hoặc tiêu chảy, nhức đầu…

Luôn thực hiện vệ sinh tay trước khi vào thăm và sau khi ra khỏi phòng bệnh. Đặc biệt, bệnh viện Nhi Trung ương đã trang bị các máy rửa tay bằng dung dịch có chứa chất diệt khuẩn tại các khu vực sảnh chờ và cửa ra-vào các khoa điều trị trong bệnh viện.

Những thực phẩm giúp bạn tránh nhiễm khuẩn

Nước

Đối với các bạn nhỏ, việc lựa chọn tối ưu nhất là nước đun sôi để nguội. Ngay cả khi đi học hay đi chơi, bạn cũng nên chuẩn bị cho con bình nước riêng để mang theo để có thể uống bất cứ lúc nào cảm thấy khát và để đối phó với tình trạng không khí ẩm ướt trong mùa mưa hay không khí quá khô vào mùa hanh. Khi cơ thể được bổ sung đủ lượng nước thì sẽ có sức chống chọi được với những thay đổi về thời tiết.

Thức ăn hấp chín

Những thực phẩm lành mạnh giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho bạn nhỏ lại được chế biến theo phương thức hấp chín thì quá tuyệt vời. Bạn nên tránh ăn những thức ăn chiên, rán nhiều dầu, mỡ sẽ làm tăng nguy cơ khiến bạn trở nên béo phì và có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, khiến bạn dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

Nước ép tự làm tại nhà

Thay vì đi mua những loại nước ép đóng hộp sẵn, đây vốn là những loại đồ uống chứa nhiều đường và chất bảo quản, hoặc nước ép tại những hàng quán vỉa hè, vốn không đảm bảo về chất lượng cũng như vấn đề vệ sinh thực phẩm, bạn hoặc bố mẹ nên tự mua các loại hoa quả tươi để làm các loại nước ép cho mình mỗi ngày. Loại đồ uống này rất giàu các dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động miễn dịch của cơ thể, giúp phòng tránh các căn bệnh nhiễm khuẩn lây lan qua đường nước uống.

Trái cây

Trái cây là thực phẩm không thể thiếu cho sự phát triển lành mạnh về thể chất. Bạn nên thường xuyên bổ sung thêm trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày. Đặc biệt là những loại quả giàu dinh dưỡng, dễ nhai và nuốt như chuối, đu đủ, xoài, bơ, táo, lê…

Rau xanh

Cũng giống như trái cây, rau xanh cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, chúng góp phần ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp. Tuy nhiên, bạn hoặc người thân nên chọn mua đồ còn tươi, mới, không bị dập nát, thối rữa. Trước khi chế biến, bạn cần phải rửa rau thật sạch và ngâm với nước muối loãng nhằm hạn chế lượng tồn dư của thuốc trừ sâu bám trên rau, vốn có thể gây hại cho cơ thể non nớt của bạn đấy nhé.

Minh Phương (tổng hợp)

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những điều bạn cần nhớ để tránh nhiễm khuẩn khi vào bệnh viện tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Teen học quản lý tài chính cá nhân

Đối với thiếu niên, tương lai của thế giới, cách các teen quản lý tiền, sử dụng tiền và kiếm tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ hạnh phúc sau này, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của thế giới.

Làm thế nào để tự khích lệ mình?

Trong cuộc sống cũng như trong học tập, bạn có thể gặp một vài rắc rối, trắc trở. Có thể là bài kiểm tra điểm thấp, bị bạn bè hiểu lầm... khiến tâm trạng bạn lo lắng, chán nản. Sự chán nản, thất vọng không chỉ một ngày, có thể nhiều ngày, nhiều tháng, nếu bạn không biết cách vượt qua.

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.