Những nhầm lẫn 'chết người’ khi sử dụng thuốc

Thúy Quỳnh
Gần đây, tại một số cơ sở y tế đã xảy ra sai sót khi dùng thuốc khiến người dân lo ngại. Sai sót trong sử dụng thuốc, theo các chuyên gia, có thể gây tai biến nghiêm trọng cho người bệnh như tử vong, tàn tật...

Trong 2 tuần gần đây, tại một số cơ sở y tế đã xảy ra sai sót khi dùng thuốc, như: nhân viên y tế đưa nhầm thuốc có tác dụng sảy thai cho sản phụ, thay vì dùng thuốc dưỡng thai; bé gái 8 tháng tuổi nguy kịch do điều dưỡng tiêm thuốc thay vì phải cho bệnh nhi uống, đã khiến nhiều người lo ngại về tai biến liên quan đến sử dụng thuốc.

Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), thuốc là một trong những yếu tố liên quan đến an toàn người bệnh trong quá trình điều trị. Đã có các quy định để tránh nhầm lẫn khi kê đơn, cấp thuốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu không thực hiện nghiêm các quy định thì sai sót có thể xảy ra.

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Nhân Thắng, Trưởng khoa dược Bệnh viện Bạch Mai, cho rằng các sai sót liên quan đến thuốc trong điều trị có thể xảy ra khi kê đơn (liều dùng không đúng tình trạng bệnh, chữ viết không rõ ràng…); khi chia thuốc, đóng gói, cấp phát; khi cho bệnh nhân dùng thuốc sai đường dùng; sai khi pha chế thuốc... Ngoài ra, sai sót còn có nguyên nhân do bệnh nhân không tuân thủ khi được kê đơn.

"Dạng thuốc, mẫu mã nhìn giống nhau, đọc giống nhau cũng dễ gây nhầm lẫn khi sử dụng. Việc dùng nhầm thuốc, sai đường dùng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như: tàn phế, tử vong", tiến sĩ Thắng lưu ý.

“Để an toàn sử dụng thuốc, trong cơ sở điều trị cần sử dụng phần mềm kê đơn nhằm tránh sai sót do chữ viết tay. Các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng cần tư vấn cho người bệnh cách chủ động trong tìm hiểu và xác định đúng trước khi nhận thuốc, sử dụng thuốc; nên khuyến khích người bệnh hỏi về các thuốc điều trị và cần trả lời đầy đủ các câu hỏi của người bệnh về thuốc", tiến sĩ Thắng khuyến cáo.

Theo các chuyên gia, việc nhầm lẫn trong sử dụng thuốc có thể dẫn đến hậu quả nặng nề. Tại một số quốc gia có hệ thống giám sát tốt, số trường hợp tử vong do sai sót khi sử dụng thuốc lên đến 18.000 - 44.000 trường hợp mỗi năm và có đến 50.000 - 1000.000 trường hợp bị tàn tật, tổn thương do sai sót khi sử dụng thuốc.

Do đó, tiến sĩ Thắng cho rằng, với các thuốc có mẫu mã, hình thức đóng gói giống nhau, khoa dược trong bệnh viện cần có các nhãn phụ giúp phân biệt dễ dàng hơn; đồng thời, sắp xếp các thuốc này xa nhau và có các thông báo cảnh báo về các thuốc giống nhau để tránh gây nhầm lẫn.

Theo Thanh Niên

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những nhầm lẫn 'chết người’ khi sử dụng thuốc tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Bộ Y tế thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản

Chiều 5/2, Bộ Y tế đã có thông tin liên quan đến đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản cũng như tại một số khu vực trên thế giới. Bộ Y tế cho biết tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới để chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời.

Các loại thảo dược giúp phục hồi sức khỏe sau Tết

Sau dịp Tết, việc ăn uống nhiều dầu mỡ có thể gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và sức khỏe. Một số loại thảo dược như atisô, diệp hạ châu, nhân trần cùng các loại trái cây như đu đủ có thể giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.

4 nguyên tắc "vàng" giúp bạn phòng viêm phổi mùa lạnh

Thời tiết chuyển lạnh là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển ở đường hô hấp, trong đó có viêm phổi. Những trường hợp bệnh nhân cao tuổi, trẻ nhỏ, viêm phổi thường có xu hướng tiến triển nghiêm trọng hơn.

Khi kháng sinh bị vô hiệu hóa

Sự ra đời của thuốc kháng sinh là bước ngoặt lớn của y học. Kháng sinh giúp chúng ta chống lại vi khuẩn, làm chúng không thể tiếp tục gây bệnh.