Quốc gia nào phát minh ra giấy?
Vào thời Tây Hán, Trung Quốc đã bắt đẩu phát minh ra giấy. Vì phương pháp sản xuất còn thô sơ, giấy hồi đó vẫn chưa được dùng để viết sách.
Đến thời Đông Hán, nhà phát minh Sái Luân, trên cơ sở của giấy Tây Hán, vào năm 105, đã cải tiến nghề làm giấy. Ông dùng vỏ cây, dây đay, vải rách… để làm nguyên liệu sản xuất giấy. Loại giấy này trong các sách cổ gọi là “Giấy Sài hẩu”.
Sau khi giấy được phát minh và sử dụng rộng rãi và dần thay thế cho các thanh tre, thanh gỗ và các tấm vải để dùng viết sách.
Nghề in ấn ra đời
Dù đã có giấy viết nhưng thời đó vẫn chưa phát minh ra nghề in. Một cuốn sách muốn trở thành nhiều cuốn khác phải tốn rất nhiều công sức, thời gian, ảnh hưởng đến việc phổ cập và truyền bá văn hoá.
Chính vì lý do này con nguời đã tích cực tìm cách, mày mò sáng tạo, cuối cùng đã hoàn thành công trình truyền bá văn hoá - nghề in đã được phát minh.
Trải qua rất nhiều cố gắng của nhiều người, đến đời Tống, Tất Thăng đã phát minh ra lối in chữ rời. Ông đã lấy keo đất làm thành các phôi theo cùng một quy cách. Mỗi đẩu khắc chữ ngược, bỏ vào lò nung cho cứng lại, thế là thành các chữ rời (bằng sứ). Chữ rời được xếp thành bảng, dùng một khung ván bằng sắt, trước hết quét lên ván sắt một lớp sáp và nhựa thông, sau đó nhặt một chữ rời xếp vào trong khung. Xếp đẩy một khung làm thành một bản. Sau đó hơ lên lửa, sáp và nhựa thông sẽ chảy ra, người ta lại lấy mặt ván phẳng ép lên, sáp và nhựa thông đông cứng lại, chữ rời sẽ bám chặt vào ván sắt, lúc này chúng ta có thể quét mực đặt giấy, lăn ép để in. Phát minh này sau đó đã được cải tiến lên với các chữ rời bằng đồng, bằng chì.
Nghề in của Trung Quốc phát minh đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển văn hóa trên toàn thế giới. Ngày nay, nghề in càng hoàn thiện cùng với trình độ khoa học hiện đại.
Công nghệ in sử dụng chữ cái bằng kim loại
Năm 1448, Johann Gutenberg áp dụng phương pháp in giống với kiểu in bằng đất sét nhưng những chữ cái được ông tạo nên bằng kim loại và theo bảng chữ cái alphabet.
Ông nhập những chữ cái bằng kim loại thành một thông điểm hoàn chỉnh trước khi ép chặt thành một khuôn và in ra bằng loại mực dầu ( loại mực in lần đầu được áp dụng vào công nghệ in).
Với kiểu in vượt trội này sẽ giúp bản in trở nên đậm nét hơn và được xem là phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử 1000 năm trở lại đây.
Máy in đầu tiên có từ khi nào?
Được tạo ra năm 1811 bởi Friedrich Koenig, máy chạy bằng hơi nước và có khả năng in ra khoảng 1100 trang/giờ và sau đó khi được tạp chí times tiếp nhận thì nó được cải tiến thêm chức năng in hai mặt.
Năm 1884 khi chiếc máy in Lino ra đời, nó đã trở thành chiếc máy linh hoạt thất thời bấy giờ trong việc tạo ra bản in bằng cách nhập ký tự vào máy đánh chữ.
Với chiếc máy này người ta có thể cho ra hàng triệu bản in trong một ngày và tạo nên bước đột phá trong lịch sử ngành in ấn. Và đó cũng là mốc rất quan trọng cho sự phát triển của ngành in, cho tới nay với những loại máy móc tiên tiến hơn và cho ra đời hàng tỷ bản in một ngày.
(st)