Những sai lầm tồi tệ nhất trong lịch sử công nghệ

Phạm Quang Trường
Chỉ vì một phút giây nông nổi, nhiều tên tuổi công nghệ lớn như Kokak, Yahoo hay thậm chí cả Steve Jobs, Apple cũng đều phải trả giá đắt.

Kodak dè bỉu camera số

 

Một kỹ sư đã trình bày về sáng kiến máy ảnh không dùng phim với các nhà lãnh đạo hãng sản xuất máy ảnh Mỹ Kodak vào năm 1975, tuy nhiên ý tưởng này đã bị mọi người cười cợt. Năm 2012, Kodak tuyên bố phá sản, vì không thể thích nghi với thế giới số.

Yahoo chê không mua Google

 

Vào những ngày đầu tiên của Google, Yahoo – lúc đó là công ty Internet lớn nhất thế giới – liên tục tổ chức các cuộc họp về việc thâu tóm Google, nhưng cuối cùng vẫn không đi đến quyết định mua. Ngày nay, Google trị giá 500 tỷ USD, còn Yahoo chỉ 35 tỷ USD.

Ron Wayner, nhà sáng lập thứ ba của Apple

 

Bạn có thể biết rõ Steve Jobs, và cả Steve Wozniak, nhưng Apple còn có một nhà sáng lập thứ 3 nữa, đó là Ron Wayner. Wayner (bên phải) đã bán 10% cổ phần với giá 1.500 USD vào năm 1976. Hiện nay, số cổ phần này trị giá 50 tỷ USD.

Microsoft Zune

 

Zune là câu trả lời của Microsoft đối với iPod, tuy nhiên nó quá muộn màng, vào năm 2006. Chỉ vài tháng sau, iPhone đã ra đời.

Dám phũ phàng từ chối iPod

 

Kỹ sư đứng sau sự ra đời của iPod chính là Tony Fadell. Ban đầu ông trình bày ý tưởng về thiết bị nghe nhạc cá nhân với RealNetworks. Nhưng họ từ chối ý tưởng này, Fadell đã đến với Apple và chuyện gì xảy ra đã xảy ra.

Steve Jobs rời Apple

 

Việc Steve Jobs (bên trái) rời khỏi Apple vào năm 1985 đã khiến Apple nằm dưới tay điều hành của John Sculley (ở giữa), và suýt nữa thì Apple bị phá sản vào những năm 1990.

Nintendo bỏ chơi Sony, đến với Philips

 

Vào đầu những năm 1990, Nintendo và Sony cùng hợp tác với nhau để phát triển hệ thống game console SNES, nhưng sau đó cả hai công ty bất đồng và Nintendo từ bỏ Sony, đến với Philips. Sony đã phát triển PlayStation và thành công.

Western Union chê điện thoại

 

Alexander Graham Bell đã trao bản quyền về điện thoại của ông cho công ty điện báo Western Union vào năm 1876, nhưng bị từ chối. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của Bell Telephone Company, sau đó được AT&T mua lại.

Thương vụ sáp nhập AOL-Time Warner

 

Thương vụ này được xem là một trong những sai lầm lớn nhất lịch sử. Vụ sáp nhập trị giá 350 tỷ USD đã tan thành mây khói, sau đó 2 công ty lại tách ra vào năm 2009.

Bill Gates cứu Apple

 

Năm 1997, khi Microsoft đang thống lĩnh thế giới, hãng đã đưa chi 150 triệu USD để cứu Apple, chỉ đổi lại một vài lời hứa. Nếu lúc đó Bill Gates không cứu Apple, không biết chiếc điện thoại chúng ta đang dùng hiện nay sẽ ra sao. Có lẽ đây là "sai lầm" tốt đẹp nhất trong lịch sử công nghệ.

Theo VnReview

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những sai lầm tồi tệ nhất trong lịch sử công nghệ tại chuyên mục Sành của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sành khác

Trung Quốc phát triển UAV siêu nhỏ cỡ... con muỗi

Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc (NUDT) mới đây đã giới thiệu mẫu máy bay không người lái (UAV) có kích thước siêu nhỏ, chỉ tương đương một con muỗi. Sản phẩm được đánh giá là bước tiến đột phá trong lĩnh vực robot sinh học, mở ra nhiều tiềm năng ứng dụng vào đời sống.

Hàng loạt nhóm Facebook “bay màu” rồi bất ngờ hồi sinh

Tối 24/6, nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam bất ngờ phát hiện hàng loạt group quen thuộc bất ngờ “biến mất”. Nhiều nhóm có hàng triệu thành viên bị đổi tên, đình chỉ hoặc dừng hoạt động mà không rõ nguyên nhân. Một số quản trị viên cũng bị hạn chế tính năng như không thể gửi tin nhắn, fanpage liên kết bị khóa, dẫn đến việc nhiều admin phải chủ động tạm ngưng nhóm để kiểm soát tình hình.

Cảnh báo đến người dùng CapCut sau thay đổi điều khoản sử dụng

CapCut, một trong những ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí được ưa chuộng nhất hiện nay, vừa âm thầm cập nhật một thay đổi lớn trong Điều khoản dịch vụ. Động thái này có thể khiến nhiều người dùng trên toàn cầu lo ngại, khi họ phải chấp nhận chuyển giao quyền sử dụng đối với không chỉ cảnh quay mà còn cả giọng nói, khuôn mặt và nỗ lực sáng tạo mà không được đền bù.

Apple cân nhắc thâu tóm Perplexity để tăng tốc đua AI

Trong nỗ lực bắt kịp cuộc đua trí tuệ nhân tạo, Apple đang thảo luận khả năng mua lại Perplexity AI – startup đang nổi lên với công cụ tìm kiếm thời gian thực, nhằm củng cố công nghệ và đội ngũ nhân lực mảng AI.