Ôn lại kiến thức lớp 1, bạn còn nhớ cách giải câu đố "Đây là quả gì?" trong sách giáo khoa không

Minh Hồng
Hồi lớp 1 mà trả lời được câu đố này thì bạn cũng thông minh lắm đấy nhé!

Dạo gần đây có một xu hướng khá hot trên MXH được dân tình hưởng ứng nhiệt tình đó là thách đố nhau loạt câu hỏi hack não để tìm ra ai là người thông minh và nhạy bén nhất. Vậy là những câu đố từ các chương trình truyền hình như Vua Tiếng Việt, Nhanh Như Chớp hay Đường lên đỉnh Olympia,... được lấy làm tư liệu, trở thành đề tài bàn tán xôn xao.

Sau loạt chương trình, gần đây cả câu đố trong sách giáo khoa tiếng Việt cũng được đào lại nhằm tìm ra câu hỏi: "Ai thông minh hơn học sinh lớp 1?". Nghe tới sách giáo khoa lớp 1 chắc nhiều người sẽ cười khẩy bởi kiến thức Tiểu học đơn giản thế mà cũng thách đố. 

Ôn lại kiến thức lớp 1 chút, bạn còn nhớ cách giải câu đố

Song câu đố này không hỏi bạn ở hiện tại mà khi bạn còn học lớp 1 cơ, liệu bạn còn nhớ đáp án câu hỏi "Đây là quả gì?" kèm lời giải thích: "Da cóc mà bọc bột lọc. Bột lọc mà bọc hòn than" không?
Cá là hồi đó bạn cũng phải vò đầu bứt tai, tìm mãi không ra đáp án đúng không? Xin trả lời đây chính là quả nhãn.

Nếu bạn chưa hiểu vì sao lại có đáp án này thì hãy quan sát cấu trúc của quả nhãn nhé. Chúng có 3 phần tượng trưng cho da cóc (vỏ) - bột lọc (ruột bên trong) - hòn than (hạt). Phiên âm Hán Việt của quả nhãn là "long nhãn" (nghĩa là "mắt rồng" vì có hạt đen bóng). 

Nguồn gốc của quả nhãn là từ miền Nam Trung Quốc, đây là loại cây cận nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn. Ở Việt Nam, nhãn lồng Hưng Yên nổi tiếng thơm ngon và từng là loại quả để dâng lên tiến vua đấy.
Quả nhãn có hương vị ngon ngọt, có thể dễ dàng chế biến thành các loại món ăn hay đồ uống đa dạng, không những ngon miệng mà còn bổ dưỡng đối với sức khỏe.

Bài liên quan

Gieo hạt mầm nhân ái

Nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản – ...

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Trải nghiệm Tết Việt với sắc thái văn hóa Kinh Bắc

Sáng 23 tháng Chạp (ngày 14/1/2023), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tổ chức Trải nghiệm Tết Việt vùng Kinh Bắc với các hoạt động trình diễn: dựng cây nêu, gói bánh chưng, in tranh Đông Hồ, hát quan họ, trình diễn chạy ró, kéo dây lấy lửa, viết thư pháp, chơi các trò chơi dân gian gắn với Tết… để phục vụ học sinh trên địa bàn Hà Nội.