Gần đây, trang World News của Hoa Kỳ công một một báo cáo dựa trên 4 năm nghiên cứu trên 1510 trẻ em từ 2-9 tuổi cho thấy rằng những em bé không bị trừng phạt thân thể có chỉ số IQ trung bình cao hơn trẻ thường bị đánh đập từ 5-28 điểm.
"Một số phụ huynh đang có thói quen sử dụng đòn roi để giáo dục con cái mà không biết hành động này là cực kỳ bất lợi cho sức khỏe trẻ em. Đánh đòn gây tụ máu quanh hông con, cản trở máu lưu thông hoặc thậm chí gây viêm da hoại tử.
Ngoài ra, trẻ em trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển thường các cơ quan tương đối tinh tế, mao mạch cũng nhiều. Trong trường hợp bị tác động bên ngoài quá mạnh, mao mạch dễ bị chảy máu gây tổn thương gan tim mạch và các cơ quan khác." nghiên cứu này cho biết.
Đánh vào mông trẻ là một hình thức kỷ luật con cái khá phổ biến trên toàn thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam. Tuy nhiên đến nay, đã có tới 53 quốc gia và bang cấm hành vi đánh mông trẻ vì những hậu quả nặng nề mà nó mang lại.
Dạy con bằng đánh mông là một chủ đề nóng không ngừng gây tranh cãi, nhất là vài chục năm trở lại đây.
Những người ủng hộ biện pháp này cho rằng đánh mông con là hình thức an toàn (vì sẽ không gây tổn thương quá nặng hay nguy hiểm), cần thiết và hiệu quả.
Ngược lại, những người phản đối cho rằng đánh mông có hại cho trẻ và vi phạm nhân quyền của trẻ.
Mô não nằm trong khoang sọ của hộp sọ, qua lỗ magnum kết nối với cột sống con người. Nếu cha mẹ đánh quá nặng, quá nhanh, mông của trẻ bị tác động đột ngột. Lực đánh có thể được truyền qua cột sống atlanto-chẩm doanh, có thể gây ra các biến dạng tổng thể của hộp sọ, gây thiệt hại cho thân não, hậu quả của việc đánh đòn vào mông trẻ có thể trở thành một thảm họa.
Một số cha mẹ khi đánh vào mông con thường bắt bé nằm sấp trên giường, chiếu hoặc ghế dài mà không biết việc nằm ép chịu đòn này có thể khiến các vật liệu cứng ở phía dưới gây hại đến tinh hoàn, làm tụ máu tinh hoàn của trẻ. Dùng thắt lưng, khăn hay dép đánh vào mông con cùng gây tụ máu mông, cản trở máu lưu thông hoặc thậm chí viêm hoại tử.
Một số phụ huynh ngoài việc đánh đòn vào mông còn hay dùng cách kéo tai cách để giáo dục trẻ em. Mặc dù hình phạt này không gây tổn thương màng nhĩ, nhưng kéo tai của trẻ có khả năng gây tổn thương sụn tai, nhiễm trùng hoặc tụ máu.
Theo các chuyên gia chăm sóc trẻ em, "đánh đòn" và các phương thức bạo lực giáo dục khác ngoài việc gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ em, còn rất bất lợi đối với sự phát triển tâm lý trẻ. Sự trừng phạt và đòn roi sẽ phá hủy sự thân mật giữa con cái và cha mẹ, đồng thời chúng cũng ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ.
Một số trẻ em nếu thường xuyên bị đòn roi có thể dẫn đến nổi loạn, có xu hướng bắt chước người lớn, dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Đối với trẻ nhút nhát, giáo dục bằng bạo lực sẽ khiến trẻ trở nên thiếu tự tin, rụt rè và trầm cảm.
Đánh đòn không chỉ khiến trẻ đau đớn xác thịt mà sẽ để lại những tổn thương nghiêm trọng cả vè tinh thần. Trẻ em sinh ra vổn mong manh, nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Chỉ có cha mẹ kém cói mới dùng đòn roi để giáo dục con cái.
Bước 1: Đặt quy định rõ ràng
Hãy cho trẻ cơ hội để tuân thủ những quy định của bạn bằng các nêu rõ các quy định và phải đảm bảo là trẻ hiểu. Hãy giải thích cho trẻ vì sao những quy định này lại quan trọng.
Nếu trẻ hiểu được vì sao một hành vi nào đó là chấp nhận được hay không chấp nhận được, bạn sẽ ít cần phải kỷ luật con hơn đấy.
Bước 2: Cho trẻ biết hình phạt cho những hành vi sai trái
Con bạn cũng cần phải hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu con vi phạm quy định.
Bằng cách đó, con sẽ học được rằng những lựa chọn và hành động của bản thân sẽ dẫn tới hậu quả.
Những hình phạt đó phải có lý và phải liên quan đến những quy định mà trẻ vi phạm. Ví dụ nếu quy định là 'không xem TV trước khi làm xong bài tập' thì mức phạt cho sự vi phạm có thể là cấm xem TV một ngày.
Bạn cần thông báo cho con những hình phạt này rõ ràng trước khi con vi phạm.
Bước 3: Áp dụng hình phạt ngay và luôn
Khi trẻ vi phạm quy định, bạn cần áp dụng cách phạt đã trao đổi từ trước ngay và luôn. Nếu thời gian trì hoãn quá dài trẻ sẽ không liên hệ giữa hình phạt với hành vi sai trái của mình.
Thêm vào đó, nếu bạn trì hoãn việc phạt thì lần sau khi con tái phạm cha mẹ thường nóng nảy và có xu hướng quát mắng, đánh con hơn.
Bước 4: Kiên định
Sau khi đã đặt ra các quy định và hình phạt, hãy kiên định và nghiêm túc áp dụng chúng. Đừng để tiếng khóc của con làm bạn mủi lòng khi con vi phạm.
Nếu cha mẹ không kiên định, con sẽ coi thường các quy định. Còn nếu con biết chắc bạn nghiêm khắc và kiên định với các hình phạt, con thường sẽ nghe lời hơn.
Bước 5: Khen những hành vi tốt
Trẻ nên được ngợi khen, cảm ơn hoặc là khuyến khích dưới hình thức nào đó nếu có hành vi tốt. Theo Unell và Wyckoff, bạn nên khen một hành vi cụ thể của con thay vì khen chung chung bản thân con.
Một nghiên cứu gần đây về khen ngợi năng lực và khen ngợi thành tựu cũng chỉ ra việc khen con sai cách sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
Ví dụ, bạn có thể nói 'Thật tuyệt là con đã làm xong bài trước khi bật TV. Làm tốt lắm'. Cách khen ngợi này là một cách tích cực để nhắc lại cho con về quy định và điều mà bạn mong con thực hiện.
Minh Anh (tổng hợp)