Phép màu trên đá

Nhã Lâm
Dưới bàn tay khéo léo, những viên đá cuội lớn nhỏ đều được tận dụng để biến thành các bức tranh nghệ thuật.

Ai bảo sỏi đá thô kệch, vô tri, khô cứng? Hãy nhìn vào những hình ảnh này, đó là bộ tác phẩm của cô giáo Nguyễn Dạ Thảo (trường Mầm non Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang).

phép màu trên đá - Ảnh 6
phép màu trên đá - Ảnh 5

Cô Nguyễn Dạ Thảo mới bắt đầu làm tranh đá từ giữa năm 2020. Những viên đá cuội luôn là nguồn cảm hứng để cô không ngừng sáng tạo và làm ra nhiều bức tranh độc đáo. Đầu tiên, cô làm tranh đính hạt gạo nếp, đậu xanh, đậu đỏ kết hợp với lá cây khô và xé dán. Đây là những sản phẩm mà cô thường dùng để dự thi đồ dùng dạy học và kết hợp dạy các bạn nhỏ ở trường. Sau khi đã quen với tranh thủ công, cô bắt đầu tìm hiểu về tranh đá để nâng cao tay nghề của mình”, cô Thảo cho biết. Lúc mới tập tành làm tranh đa chất liệu, cô Thảo phải mất đến 3 ngày mới xong được một bức tranh. Khi đã quen tay, cùng với niềm say mê thì cô làm nhanh hơn rất nhiều. Cô Thảo chia sẻ, khâu khó nhất là lên ý tưởng và phối màu tranh. Nếu mình phác thảo tranh xong đến lúc phối màu không hợp là xem như hỏng cả tranh luôn rồi! 

phép màu trên đá - Ảnh 2
phép màu trên đá - Ảnh 3

Ưu điểm của đá cuội là không có góc cạnh, an toàn với trẻ nhỏ, hình dáng và màu sắc tự nhiên, bền màu hơn tranh đính hạt. Ngoài ra, tạo hình nhân vật từ đá cuội rất ngộ nghĩnh và hấp dẫn các bạn nhỏ. Cô Thảo thường làm tranh đá cuội về chủ đề động vật, phương tiện giao thông, gia đình, nghề nghiệp, bốn mùa… Trong một số bức bức tranh đá cuội, cô Thảo còn kết hợp cả lá cây khô, ống hút nhựa, khuy áo, que đè lưỡi… Những tác phẩm của cô nhận được nhiều lời khen từ gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Thế nhưng, sự yêu mến, thích thú và ngưỡng mộ từ các bạn học sinh chính là thành công mà cô gặt hái được trong sự nghiệp trồng người của mình.

phép màu trên đá - Ảnh 4

Chia sẻ về bức tranh đầu tay, cô Thảo nói: “Lúc đầu cô chỉ làm hai chú hươu, nhưng xong thấy…trống vắng quá, chẳng sinh động tẹo nào! Nghĩ rồi cô vẽ lại vẽ bố cục tranh và thêm hai chú thiên nga cho bức tranh thêm tươi vui, màu sắc lá cây cũng thay đổi cho hài hòa chút xíu”.

phép màu trên đá - Ảnh 1

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Phép màu trên đá tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Dạy kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh THCS

Mới đây, tại Ninh Bình trung tâm Thanh thiếu nhi tỉnh Ninh Bình phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Huyện đoàn Kim Sơn, Phòng GD&ĐT huyện Kim Sơn tổ chức Chuyên đề tuyên truyền phòng chống đuối nước cho học sinh trường THCS Cồn Thoi.

Thi Robot KC Bot và VEX IQ mở rộng

Ngày 6/4, đã diễn ra Ngày hội STEM huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn năm học 2023 – 2024 với chủ đề “Khơi nguồn sáng tạo - Thắp lửa đam mê”.

Những thanh niên xung phong ở "chảo lửa" Điện Biên

Cách đây 70 năm, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, dưới sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng với người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã giành một thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trong chiến thắng ấy có những đóng góp thầm lặng, to lớn của lực lượng thanh niên xung phong (TNXP).