Phòng chống tác hại thuốc lá: Cần giải quyết gốc rễ, tư vấn tâm lý cho từng học sinh

NGỌC HÀ
Tại nhiều trường học, công tác tuyên truyền không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà các thầy cô giáo đã tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh của từng học sinh để tư vấn tâm lý, thay đổi nhận thức, hành vi theo hướng tích cực.

Theo điều tra của WHO về hút thuốc ở lứa tuổi học đường thì nam học sinh là 6,5%, nữ học sinh là 1,2%. Như vậy, cứ 100 học sinh, quân bình có từ 7 đến 8 bạn hút thuốc, chỉ thế cũng đã đủ làm ô nhiễm không khí và khiến hàng trăm bạn khác phải hút thuốc thụ động. Chính vì vậy mà ngành giáo dục, các nhà trường đã chú trọng giáo dục học sinh, ngăn chặn sớm tệ nạn hút thuốc lá. Thông qua chương trình học chính khóa hay các buổi sinh hoạt tập thể, các bạn học sinh đã có những nhận thức về tác hại của thuốc lá và tỷ lệ hút thuốc lá học đường đã giảm đáng kể. Điều tra toàn cầu năm 2014 về tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh từ 13-15 tuổi cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu ở thanh thiếu niên Việt Nam giảm từ 3,3% năm 2007 xuống 2,5% năm 2014. Bênh cạnh đó, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động trong học sinh giảm từ 66,5% năm 2007 xuống 47,7% năm 2014. Và tỷ lệ này giảm dần theo từng năm.

Với những con số trên có thể thấy hiệu quả trong công tác tuyên truyền về tác hại của thuốc lá trong trường học. Cô Tô Thị Bích Liên (Hiệu trưởng trường THCS Đông Sơn, Hà Nội) chia sẻ về công tác tuyên truyền tác hại thuốc lá trong trường Đông Sơn:"Cũng theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, nhà trường đã đưa vào giảng dạy lồng ghép tác hại thuốc lá qua các môn học. Ví dụ như môn Ngữ Văn, sẽ có một tác phẩm "Ôn dịch thuốc lá", thông qua đó, cô trò đào sâu, phân tích về những tác hại của thuốc lá. Còn số lượng kiến thức được tuyên truyền nhiều hơn có thể kể tới môn Sinh học, bởi thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp tới các cơ quan trong cơ thể như: phổi, răng miệng, thị giác... Với việc tuyên truyền mạnh mẽ cho các cán bộ giáo viên và học sinh về tác hại của thuốc lá là rất cần thiết, bởi học sinh sẽ là những thế hệ tương lai của đất nước, vì vậy phải có một sức khỏe thật tốt, một nhân cách tốt. Thông qua các bài học đó học sinh sẽ có ý thức tuyên truyền với những bạn bè, người thân để ngăn chặn thuốc lá. Và có thể thấy ở trường Đông Sơn không hề có khói thuốc lá".

 

Nhiều trường học nói không với khói thuốc lá bằng những cách tuyên truyền tích cực như thế này.

Thầy Phạm Quốc Bình (Hiệu trưởng trường THCS, THPT Lê Quý Đôn, Hà Nội) cho biết: “Hiện nay, ở trường không có một học sinh nào hút thuốc bởi đã có quy định trong nhà trường. Nếu như có một học sinh nào vi phạm thì trong những lần đầu tiên nhà trường sẽ thực hiện biện pháp giáo dục, thuyết phục. Vì trước tiên phải để cho học sinh hiểu được tác hại của thuốc lá và các thầy cô sẽ tìm hiểu nguyên nhân nào lại tìm đến thuốc lá. Từ những nguyên nhân đó các thầy cô có thể giúp đỡ các em thay đổi nhận thức, hành vi hút thuốc.

Trong hoạt động giảng dạy, các thầy cô có tích hợp các nội dung về tác hại thuốc lá, trong các buổi kỹ năng sống có tuyên truyền cho các bạn học sinh để tránh xa thuốc lá cũng như chất gây nghiện trong học đường.

Các nhà trường đều đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tuy nhiên mới chủ yếu đạt ở mặt lý thuyết. Nhưng gặp gỡ cụ thể từng đối tượng để thấu hiểu tâm sinh lý tuổi mới lớn và tìm hiểu nguyên nhân sử dụng thuốc lá. Nếu tuyên truyền chung chung, học sinh vẫn bắt chước, đua đòi bắt chước hoặc bạn bè... phải giải quyết được gốc rễ nguyên nhân mới thực sự ngăn chặn được thuốc lá".

Mặc dù đã có những chuyển biến, nhưng Việt Nam vẫn là một trong số những quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc lá nhiều trên thế giới. Kết quả điều tra do Tổng cục Thống kê phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, tỷ lệ nam giới Việt Nam hút thuốc vẫn ở mức hơn 40%. Nguyên nhân do giá thuốc lá bán trên thị trường tại Việt Nam không cao, chưa có sự quản lý việc mua bán thuốc lá.

Trên thực thế, có nhiều trẻ em, học sinh có thể dễ dàng mua thuốc lá ở bất kỳ điểm bán lẻ nào hay những nơi công cộng…Việc giám sát, xử phạt hành chính với các trường hợp kinh doanh sai quy định hay các trường hợp hút thuốc lá nơi công cộng còn ít. Trong khi đó số người hút thuốc lá lại quá nhiều nên chưa tạo được sức răn đe đối với những người có hành vi vi phạm.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Phòng chống tác hại thuốc lá: Cần giải quyết gốc rễ, tư vấn tâm lý cho từng học sinh tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Tấm lòng của giáo viên với học trò

Ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với tấm lòng yêu mến trẻ thơ, các thầy cô luôn hỗ trợ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Rộn ràng ngày hội STEM “Những nhà phát minh tương lai”

Các bạn học sinh của trường THCS Phan Tây Hồ (quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) vừa tưng bừng tham gia Ngày hội giáo dục STEM “Những nhà phát minh tương lai” lần thứ 4 và Ngày hội Toán học lần thứ 1 năm học 2023 – 2024 ngay tại ngôi trường thân yêu của mình.