Động vật trên biển bị chết vì… rác thải nhựa
Vi hạt nhựa (microplastic) là một dạng tồn tại khác của nhựa trong môi trường, bao gồm các sợi hoặc mảnh vụn nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, những mảnh nhựa nguy hiểm này tồn tại dày đặc ở môi trường xung quanh ta như: lòng đất, nước máy, nước đóng chai , bia và thậm chí trong không khí.
Mỗi năm trên thế giới có hơn 330 triệu tấn nhựa được sản xuất, đã sinh các nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường.
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, nhiều loại nhựa có chứa hóa chất gây ung thư như DEHP (Diethylhexyl phthalate) hoặc BPA (bisphenol-A). Riêng BPA có thể gây rối loạn hormone, khiến con cái sinh ra bị dị tật nặng nữa!
Cụ thể viễn cảnh khủng khiếp nào sẽ xảy ra, các chuyên gia vẫn chưa rõ. Nhưng với tình trạng rác nhựa tăng gấp 3 lần hiện tại vào năm 2050 như dự tính, thì rõ ràng các nghiên cứu và dự án vì hành tinh của chúng ta cần được nhanh chóng thực hiện trước khi quá muộn.
Ô nhiễm môi trường biển đang gia tăng
Theo điều tra của Viện Hải dương học Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo do các địa phương khai thác, sử dụng không hợp lý các vùng đất cát ven biển dẫn tới thiếu nước ngọt, sạt lở bờ biển với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Việc khai thác hải sản bằng mìn, sử dụng hóa chất độc hại làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi thủy sản, gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh thái biển.
Các hoạt động du lịch có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên của biển. Điển hình là Vườn quốc gia Cát Bà với 5.400 ha mặt nước, từ một hòn đảo trong lành, ngày nay môi trường ở đây đã bị biến thái kể từ khi được đưa vào khai thác du lịch và nuôi trồng thủy sản, bởi mỗi ngày có hàng nghìn tấn rác đổ trực tiếp ra biển.
Hậu quả từ ô nhiễm môi trường biển
Ô nhiễm môi trường biển dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng, gây hại trực tiếp đến sức khỏe còn người và dần làm mất đi những nguồn lợi từ biển như hải sản, du lịch biển… Một nghiên cứu năm 2008 đã cho thấy, hàng năm Việt Nam mất đi khoảng 69 USD thu nhập từ ngành du lịch vì hệ thống xử lý vệ sinh kém. Môi trường biển bị ô nhiễm cũng làm giảm đi sức hút với khách du lịch.
Để góp phần bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng, mỗi người cần phải nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường như không xả rác bừa bãi ra biển hay tổ chức nhiều cuộc đi thực tế và thu dọn bãi biển...
Khả Ngân (tổng hợp)