Rước bệnh vào thân từ thói quen rửa đũa “thô bạo”: chà xát mạnh, vỗ mạnh dưới nước

Huệ Anh
Rửa đũa không phải công việc đơn giản như chúng ta thường nghĩ. Chà xát mạnh không khiến đôi đũa sạch hơn mà còn làm chúng nhiễm nấm mốc và tăng nguy cơ mắc bệnh cho người dùng.

Nếu như bữa ăn của người phương Tây không thể thiếu dao và dĩa thì bữa ăn của người phương Đông chắc chắn phải có đôi đũa gắp thức ăn. Mọi người dùng đũa để gắp thức ăn mời nhau và gắp cho vào miệng mình. Vì thế, vệ sinh đôi đũa rất quan trọng bởi nó có thể hạn chế hoặc làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho người dùng.

Nhiều gia đình có thói quen chà xát dầu rửa bát từ đầu tới cuối bó đũa. Sau đó xát kỹ phần đầu gắp đũa và rửa lại với nước đến khi hết bọt. Có người kỹ tính hơn còn chà xát đũa với nhau rồi vỗ mạnh tay vào đũa dưới vòi nước vì cho rằng làm thế đũa sẽ sạch hơn.

Nhưng cách rửa đũa “thô bạo” này lại không hề tốt như chúng ta tưởng. Càng chà xát mạnh thì càng nhanh làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa. Sau nhiều lần rửa như vậy, thân đũa sẽ xuất hiện các vết nứt nhỏ và trở thành nơi trú ngụ để các loài vi sinh vật, nấm mốc phát triển.

Tiếp đó, bước làm khô đũa sau khi rửa thường không được chú trọng. Người thì cắm luôn vào ống đũa, người lại vẩy vẩy vài lượt rồi cất đi thay vì phơi nắng cho khô hẳn. Đa phần đũa hiện nay làm từ tre và gỗ, cách bảo quản này góp phần giúp đũa nhanh chóng trở thành một ổ bệnh khủng khiếp.

Theo thời gian, rửa đũa “thô bạo” kết hợp với bảo quản sai cách sẽ sản sinh ra Aflatoxin. Đây là một nhóm các chất chuyển hoá của vi nấm có độc tính cao và được Tổ chức Nghiên cứu Ung thư quốc tế IARC xếp vào nhóm tác nhân gây ung thư cho người.

PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm) nhận định: “Aflatoxin B1 có thể gây một số triệu chứng độc đối với gan nếu ở hàm lượng rất cao (vài mg/kg). Còn về độc tính lâu dài, aflatoxin B1 là chất gây ung thư, được xếp vào nhóm có khả năng gây ung thư trên người. Nếu hàm lượng aflatoxin B1 trong thực phẩm vượt quá mức quy định và sử dụng thực phẩm trong thời gian dài, người sử dụng có nguy cơ mắc ung thư".

Tuy nhiên, phần lớn người dân không chú trọng tới vấn đề này bởi có rất ít trường hợp tử vong ngay lập tức khi ăn thực phẩm nhiễm Aflatoxin. Chúng sẽ tích tụ dần dần và khiến con người bị tích độc theo thời gian, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan và bộ phận trong cơ thể, lâu dần sẽ dẫn tới ung thư gan.

Đặc biệt, Aflatoxin không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao nên dù có hơ đũa qua lửa hay nhúng nước sôi trước khi ăn cũng không khử được độc tố.

Các chuyên gia khuyên rằng, chúng ta nên rửa từng chiếc đũa với dầu rửa bát, sau đó rửa lại từng chiếc với nước sạch. Sau đó lau khô đũa hoặc tốt nhất là đem phơi nắng và cất ở nơi thoáng mát. Hộp đựng đũa phải có lỗ thoáng khí, thoáng nước để tránh tích thêm vi khuẩn.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Rước bệnh vào thân từ thói quen rửa đũa “thô bạo”: chà xát mạnh, vỗ mạnh dưới nước tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.

Khi đói cần tránh ăn những loại quả nào?

Trái cây là món quà của thiên nhiên dành cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, việc chọn lựa thời điểm ăn trái cây cũng quan trọng không kém việc chọn loại trái cây nào phù hợp với cơ địa của mỗi người.