Tại sao chúng ta lại gặp ác mộng và những điều cực lý thú về giấc mơ

Khiết Anh
Con người dành 1/3 cuộc đời để ngủ và giấc mơ từ đó luôn đồng hành cùng chúng ta.

Nhờ sự phát triển của khoa học và nghiên cứu của các nhà tâm lý học trên khắp thế giới, giờ đây chúng ta đã có thể nghiên cứu hoạt động của não khi ngủ để đưa ra lý giải về những giấc mơ.

Tại sao chúng ta có những giấc mơ kì lạ?

Có lẽ mỗi chúng ta đều có một câu chuyện về giấc mơ kì lạ và nó hoàn toàn trở nên vô nghĩa khi ta thức dậy. Nguyên nhân cơ bản là do mỗi người đều có một sự trải nghiệm cảm xúc khác nhau sau một ngày học tập và làm việc. Khi bạn ngủ thiếp đi, não của bạn tiếp tục làm việc chăm chỉ, phân phối những khoảnh khắc vào trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Nó so sánh những sự kiện xảy ra gần đây với những sự kiện xảy ra đã lâu. Đây là lý do tạo sao bạn có thể nhìn thấy thứ đồ chơi thời thơ ấu của mình đang chơi với chú cún cưng ở nơi bạn đang sống hiện tại.

Tất cả hoạt động trên xảy ra trong giai đoạn giấc ngủ nhanh kéo dài 10-20 phút và lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Giai đoạn này còn được gọi là “giấc ngủ nghịch lý” bởi có sự tương đồng gần như về sinh lý với trạng thái thức giấc của một người. Chính trong giai đoạn này, tất cả các phần của bộ não sẽ hoạt động ngoại trừ phần chịu trách nhiệm về logic và giảm chú ý trong khi ngủ. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi giấc mơ của chúng ta mất đi cảm giác tỉnh táo bình thường.

Tại sao chúng ta lại gặp ác mộng?

Còn ác mộng thì sao? Tại sao chúng ta thấy ngày tận thế và ma quỷ, bị truy đuổi và những kịch bản không dễ chịu khác trong giấc mơ? Các nhà khoa học Thụy Sĩ và Mỹ đã tổ chức một thí nghiệm để tìm được câu trả lời cho những câu hỏi này. Theo ý kiến của họ, đó là một loại đào tạo của hệ thống thần kinh, giúp một người đối phó với những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống thực. Trong bài báo cáo, các nhà khoa học biết rằng những cảm xúc mà chúng ta thấy trong giấc mơ giúp ta giải quyết áp lực cảm xúc và khiến một người sẵn sàng cho những căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu hoạt động của các bộ phận khác nhau khi não ngủ bằng cách sử dụng điện não đồ. 18 tình nguyện viên đã thức dậy nhiều lần trong đêm và các nhà khoa học sẽ hỏi họ đang thấy những giấc mơ nào và liệu giấc mơ đó có phải ác mộng hay không. Nhờ phản ứng và phân tích hoạt động của não, các nhà nghiên cứu đã xác định được hai khu vực não chịu trách nhiệm cho những cơn ác mộng là insula và vỏ não trung gian.

2 phần não này kích hoạt trong cùng một tình huống khi một người cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi trong cuộc sống thực. Insula chịu trách nhiệm đánh giá cảm xúc và tự động khởi động ngay khi một người cảm thấy lo lắng. Vỏ não trung gian chuẩn bị cho một người phản ứng thích hợp khi có mối đe dọa và kiểm soát cách hành xử của một người khi gặp nguy hiểm. Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người gặp ác mộng lâu hơn và thường phản ứng ít gay gắt hơn với những tiêu cực trong cuộc sống thật.

Cho đến nay, rõ rằng cách tiềm thức giao tiếp với chúng ta đã giúp giải quyết các vấn đề ta cảm thấy lo lắng trong cuộc sống thực. Ví dụ, nhìn thấy một cuộc rượt đuổi trong giấc mơ thường liên quan đến vấn đề chưa được giải quyết trong cuộc sống thực. Nhưng như đã để cập ở trên, những nghiên cứu về giấc mơ còn khá nhiều điều thú vị chưa được khám phá.

Những sự thật thú vị về giấc ngủ và giấc mơ có thể bạn chưa biết

- Các kỹ năng và kiến thức mới như cách học chơi piano được bộ não của bạn phân tích trong khi ngủ. Nó làm việc ghi nhớ chúng trở nên dễ dàng hơn. Bất kể bạn đang chuẩn bị cho một bài kiểm tra hay chỉ muốn ghi nhớ danh sách  việc ngày mai thì một giấc ngủ ngon sẽ giúp ích rất nhiều.

- Có tới 15% người trên hành tinh gặp mộng du. Họ không chỉ ngồi trên giường hoặc hoặc đi lang thang trong phòng mà còn có thể rời nhà đi du lịch xa trong khi ngủ.

- Những người không ngủ đủ giấc sẽ bị tăng cảm giác thèm ăn khi leptin (hormone điều chỉnh sự thèm ăn) giảm xuống.

- Trong vòng 5 phút đầu tiên thức dậy, chúng ta quên mất 50% giấc mơ. Sau 5 phút nữa, chúng ta quên đi mọi thứ. Các nhà khoa học tin rằng đây là cách bộ não chúng ta cố loại bỏ mọi thứ khỏi bộ não vì giấc mơ luôn là những tiềm ẩn. Tuy nhiên, có một lý thuyết khác tồn tại nói rằng việc quên đi giấc mơ phản ánh kết quả tích cực của công việc.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tại sao chúng ta lại gặp ác mộng và những điều cực lý thú về giấc mơ tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Trái Đất nặng tới mức nào?

Giới chuyên gia mất hàng trăm năm để ước tính khối lượng Trái Đất và cho tới nay vẫn chưa thống nhất về con số chính xác.