Tết trong tớ là...

Cún bông chăm học
Tết đã về cận kề bên thềm cửa. Mỗi chúng ta đều có những câu chuyện, ký ức về ngày Tết của riêng mình. Đúng là Vui như Tết, các bạn nhỉ?

Lễ cúng bến nước của người Ê Đê

Các bạn đã được đến thăm Tây Nguyên bao giờ chưa? Nơi đó có nhiều phong tục đẹp của các dân tộc được lưu giữ từ bao đời nay.

Tết của người Ê Đê, ấn tượng nhất là nghi lễ Cúng bến nước vào dịp cuối tháng Chạp, cận kề Tết Nguyên đán hằng năm. Lễ cúng mang đậm nét đặc trưng văn hóa gắn liền với hình ảnh bến nước và con thuyền, thể hiện cội nguồn của dân tộc Ê Đê.

Già làng và những người lớn tuổi trong buôn kể rằng: “Lễ cúng bến nước có từ khi hình thành các buôn làng, thường diễn ra sau khi thu hoạch vụ mùa, nhằm tạ ơn Thần Nước về kết quả vụ mùa trước, đồng thời cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc đến với mọi nhà. Người Ê Đê thờ Thần Nước như thờ tổ tiên vậy!”.

Trong 3 ngày lễ, mọi người tập trung về nhà Dài – ngôi nhà truyền thống của làng. Thầy cúng và Già làng chủ trì thực hiện các nghi lễ ở bến nước và nhà Dài cầu xin Yàng (Thần linh) phù hộ cho nguồn nước luôn trong lành, không bao giờ cạn, mọi người trong buôn sử dụng nguồn nước này đều mạnh khỏe. Sau nghi lễ, mọi người cùng hát múa, vui chơi và thưởng thức các món ăn truyền thống như: Cơm lam, thịt nướng, rượu cần...

Là thế hệ trẻ của buôn làng, tớ thấy rất tự hào bởi phong tục đậm đà bản sắc văn hóa của người Ê Đê vẫn luôn được giữ gìn.

H’Winh Hà Nguyên

(Lớp 8C, trường THCS Phạm Hồng Thái, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lăk)

Du hành về ngày này năm trước

Tớ là Đồng Trịnh Bách Diệp, tên ở nhà là Suri, học lớp 3A7, trường Tiểu học Kim Đồng, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Với tớ, khoảng thời gian đáng mong đợi nhất trong năm chính là Tết Nguyên đán. Vì đến Tết tớ được về quê.

Ký ức Tết của tớ thì rất nhiều nhưng thật ra... tớ quên gần hết rồi. Đấy là tớ nói về Tết các năm tớ còn học mẫu giáo, bé tí ti và hay ngủ khì khì thôi. Còn từ Tết năm lớp 1, lớp 2 thì tớ đã lớn hơn rồi, tớ có thể tham gia và nhớ rõ lắm. Trong thời khắc chuẩn bị đón Tết Giáp Thìn 2024, mời các bạn mượn cỗ máy thời gian của Doraemon để du hành về “ngày này năm trước” cùng khám phá những ký ức Tết rực rỡ nhất của tớ nhé!

Tết năm ngoái, lần đầu tiên tớ được bố mẹ cho trang trí cây quất thay vì vặt quả như hồi bé. Tớ thấy mình lớn hẳn.
Tết năm ngoái, lần đầu tiên tớ được bố mẹ cho trang trí cây quất thay vì vặt quả như hồi bé. Tớ thấy mình lớn hẳn.
Du hành ngược về Tết Nhâm Dần 2022, tớ mừng tuổi
cụ ngoại bằng chính bao lì xì tớ được cô giáo hướng
dẫn tự vẽ để mừng tuổi người thân. Cụ ngoại khen tớ
khéo tay. Tớ được nhận rất nhiều lì xì từ cụ và cả đại
gia đình!
Du hành ngược về Tết Nhâm Dần 2022, tớ mừng tuổi cụ ngoại bằng chính bao lì xì tớ được cô giáo hướng dẫn tự vẽ để mừng tuổi người thân. Cụ ngoại khen tớ khéo tay. Tớ được nhận rất nhiều lì xì từ cụ và cả đại gia đình!
Tết Tân Mão 2023 đánh dấu sự kiện quan trọng
nhất của tớ. Đó là tớ đã chiến thắng cơn buồn ngủ
để cùng bố mẹ và anh trai lên đình, chùa làng ở quê
nội thắp hương cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.
Tết Tân Mão 2023 đánh dấu sự kiện quan trọng nhất của tớ. Đó là tớ đã chiến thắng cơn buồn ngủ để cùng bố mẹ và anh trai lên đình, chùa làng ở quê nội thắp hương cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.
Đây là ảnh tớ chụp
cùng cụ ngoại nuôi!
Nghe hơi kỳ nhỉ? Cụ là
ân nhân đã cứu sống
mẹ tớ hồi còn nhỏ tí xíu
mẹ bị ngã. Tết năm nào
tớ cũng được sang nhà
thăm và chúc Tết cụ.
Các bạn thấy cụ cháu
tớ pose hình có xì-tin
không nào?
Đây là ảnh tớ chụp cùng cụ ngoại nuôi! Nghe hơi kỳ nhỉ? Cụ là ân nhân đã cứu sống mẹ tớ hồi còn nhỏ tí xíu mẹ bị ngã. Tết năm nào tớ cũng được sang nhà thăm và chúc Tết cụ. Các bạn thấy cụ cháu tớ pose hình có xì-tin không nào?
Một trải nghiệm cực
kỳ thú vị của tớ là được
bà hướng dẫn gói bánh
chưng. Quê nội tớ ở Bắc
Giang - một vùng quê
trung du Bắc Bộ. Ở đây,
mọi người gói cả bánh
chưng vuông và bánh
chưng dài. Mẹ tớ
bảo, bánh chưng
dài ở một số
vùng quê khác
còn được gọi
là bánh Tày
hay bánh tét.
Một trải nghiệm cực kỳ thú vị của tớ là được bà hướng dẫn gói bánh chưng. Quê nội tớ ở Bắc Giang - một vùng quê trung du Bắc Bộ. Ở đây, mọi người gói cả bánh chưng vuông và bánh chưng dài. Mẹ tớ bảo, bánh chưng dài ở một số vùng quê khác còn được gọi là bánh Tày hay bánh tét.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Cún bông chăm học, số Tết năm 2024, mời các bạn độc giả mua báo đón đọc nhé!

Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Cún bông chăm học. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tết trong tớ là... tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Từ cậu bé nghèo trở thành “hacker mũ trắng” hàng đầu thế giới

Nguyễn Tuấn Anh, chuyên viên chính an ninh hệ thống của Trung tâm Dịch vụ an toàn thông tin (ATTT), Công ty An ninh mạng Viettel, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel), là người đã tìm ra hơn 500 lỗ hổng bảo mật trên nền tảng tìm kiếm lỗ hổng bảo mật lớn nhất toàn cầu BugCrowd.

Bài dự thi đặc biệt

Trong cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ năm học 2023-2024, bài dự thi viết của bạn Phạm Thảo Phương (lớp 7A4, trường THCS Trần Phú, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) đã xuất sắc giành giải Đặc biệt.

Cô học trò xứ Đoài tài năng và giàu lòng nhân ái

Lê Phạm Thùy Dương (học sinh lớp 5D, trường TH Trần Phú, Sơn Tây, Hà Nội) mặc dù còn nhỏ tuổi những đã truyền cảm hứng tới rất nhiều bạn nhỏ bằng thành tích học tập cùng tài năng ca hát và trái tim nhân hậu của mình.