Thi thử THPT Quốc gia: Học sinh hoang mang vì “quên mất” Vũ Như Tô

hueanh
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 có khoảng 30% tỷ lệ kiến thức lớp 11. Có lẽ do chưa ôn tập kỹ nên nhiều bạn học sinh tỏ rõ sự hoang mang khi làm bài thi môn Ngữ văn vì quên mất nhân vật Vũ Như Tô là ai.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia đều sẽ có thêm khoảng 30% kiến thức của chương trình lớp 11 kể từ năm 2018. Tuy nhiên, đề thi thử môn Ngữ văn của tỉnh Hưng Yên vào ngày 19/4 đã khiến nhiều học sinh lo lắng vì chưa ôn tập kỹ kiến thức của chương trình lớp 11.

Theo đó, câu 2 (5 điểm) phần làm văn yêu cầu học sinh so sánh, liên hệ hai nhân vật: Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xaVũ Như Tô trong tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Phần lớn các bạn học sinh chỉ nhớ được nhân vật PhùngChiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm thuộc chương trình lớp 12 nên chưa quên ngay được. Còn đối với Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, nhiều bạn học sinh than rằng mình... chẳng còn nhớ được nhân vật Vũ Như Tô là ai.

Bạn Dương Thị Hằng chia sẻ: “Mình vừa thi thử xong sáng nay và không thể nhớ ra Vũ Như Tô là ai..."

Còn bạn Xuân Nguyên thì lo lắng: “Làm ơn ai đó nói cho mình biết Vũ Như Tô là nhân vật nào?"

 

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ thực lục, Quyển XV, Kỷ Nhà Lê, Tương Dực ĐếVũ Như Tô (1476 - 1517) người xã Minh Quyết, huyện Cẩm Giàng, trấn Hải Dương. Ông vốn xuất thân là một thợ cả xây dựng, rất có tài thiết kế, từng làm mô hình lâu đài trăm nóc để trình lên vua Lê Tương Dực. Vua rất hài lòng và bổ ông làm đô đốc để trong coi việc xây cất.

Vũ Như Tô được cho là tác giả phác thảo kiến trúc của Cửu Trùng Đài và cung điện trăm nóc, một công trình kiến trúc cực kỳ tráng lệ trong Hoàng Thành Thăng Long, được mô tả là "tuy chưa hoàn thành mà bóng rợp nửa hồ Tây"

Lê Tương Dực tuy là một vị vua có tài nhưng không dùng để trị nước mà chỉ dành cho việc hưởng thụ lạc thú. Điều đó khiến cho dân chúng đói khổ, binh lính sa sút, triều thần bất mãn. Nhân cơ hội này, mờ sáng ngày 7/4/1516 âm lịch, Trịnh Duy Sản giả mượn tiếng đi đánh giặc đã đem binh vào cửa Bắc Thần giết vua Tương Dực. Kinh thành đại loạn. Việc thoán thí này cũng là nguyên nhân cho cái chết thảm khốc của Vũ Như Tô

Tuy nhiên, Vũ Như Tô lại bị kết tội gian thần làm hại nước trong sách sử. Nhưng thực tế ông chỉ là một người thợ, làm theo lệnh vua, vốn không đủ cái tri thức để hiểu thời cuộc và chỉ dùng cái tài của mình để phụng sự hôn quân. Việc kết tội sâu dân mọt nước của các sử quan đối với ông là có phần nặng nề.

Hiểu nỗi oan khuất này, năm 1941, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã viết một kịch năm hồi mang tên "Vũ Như Tô" và đăng trên tạp chí Tri Tân vào năm 1943. Kịch bản sau đó được xuất bản thành sách năm 1946. Tác phẩm phần nào nương nhẹ ngòi bút với Vũ Như Tô, phân trần cho ông vì làm theo lệnh vua, phần nào cũng tiếc nuối cho một tài hoa và một công trình dân tộc vĩ đại

 

Huệ Anh

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Thi thử THPT Quốc gia: Học sinh hoang mang vì “quên mất” Vũ Như Tô tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Học sinh tìm hiểu Thủ đô Hà Nội qua những trang sách

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), cô và trò trường Tiểu học Dịch Vọng A đã tổ chức Ngày hội tuyên truyền và giới thiệu sách với chủ đề "Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" và Hội thi tổ chức “Hội thi trưng bày và giới thiệu sách”.

Aerobic lấp lánh ánh vàng

Đội tuyển Aerobic trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội đã xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại Hội khỏe Phù Đổng cấp Quận lần thứ X năm 2024.

Tấm lòng của giáo viên với học trò

Ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với tấm lòng yêu mến trẻ thơ, các thầy cô luôn hỗ trợ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.