Thủ thư và vai trò phát triển văn hóa đọc trong thư viện trường học

Lê Thị Hoài
Nhắc đến người làm công tác thư viện, chúng ta thường liên tưởng đến người làm việc những công việc đơn giản là sắp xếp những quyển sách cũ trong những kho sách. Nhưng hiện nay, với sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi về tính chất và vai trò của cán bộ thủ thư.

Những thay đổi này đặt ra những thách thức về việc định hướng, chọn lọc thông tin và ảnh hưởng trực tiếp tới văn hóa đọc, văn hóa nghe - nhìn của học sinh. Chính vì vậy, cán bộ thư viện trường học phải là người năng động và sáng tạo, nắm giữ nhiều vai trò quan trọng với nhiều kỹ năng khác nhau mới có thể thực hiện tốt công việc của mình.

Thủ thư phải là người xây dựng chương trình hướng dẫn, phối hợp với giáo viên để lên kế hoạch và lồng ghép các bài học kỹ năng thông tin trong từng môn học; là người nắm được chương trình học để có thể đáp ứng được nhu cầu đọc của học sinh và từng khối lớp.

Một phương thức lý tưởng cho quá trình dạy học trong nhà trường là giáo viên đứng lớp sẽ dạy các nội dung của môn học cho học sinh, còn thủ thư sẽ truyền đạt những kỹ năng tìm kiếm thông tin về những nội dung mà học sinh đã được học hoặc cần tìm kiếm.

Cùng đó, thủ thư còn phải quản lý tốt vốn tài liệu của thư viện. Đó là việc cân đối giữa ngân sách và nhu cầu bổ sung tài liệu, lựa chọn và đánh giá các nguồn tài liệu, bảo đảm sao cho tài liệu phải phù hợp với nội dung chương trình giáo dục của nhà trường và nhu cầu của học sinh, giáo viên trong trường.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, xã hội tràn lan những loại hình giải trí trên mạng rất thu hút. Văn hóa đọc dần bị mai một, học sinh sẽ nhàm chán với việc đọc sách vì quá đơn điệu và không có mục đích. Vậy, làm thế nào để giúp các em học sinh thư giãn, giải trí sau những giờ học căng thẳng, vừa cung cấp cho các em những kiến thức bổ ích về cuộc sống, xã hội và con người.

Hằng tuần báo Đội về là cô Hoài - phụ trách Thư viện lại kiểm tra chi tiết rồi chia báo về từng lớp để bàn giao cho giáo viên CN mang về tận tay cho học sinh đọc ịp thời
Hằng tuần mỗi lúc báo Đội về là cô Hoài - phụ trách Thư viện lại kiểm tra chi tiết và chia báo về từng lớp để bàn giao cho giáo viên mang về tận tay cho học sinh đọc kịp thời

Cán bộ thư viện phải chủ động việc tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng tủ sách tại lớp và xây dựng thư viện nhà trường; vận động các tổ chức xã hội trong và ngoài trường, các mạnh thường quân cùng tham gia xây dựng các tủ sách thư viện, hay phong trào “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay”. Hiệu quả từ phong trào này là các thư viện lớp học. Các tủ sách góc lớp được luân chuyển, hoán đổi cho các lớp khác trong cùng khối và hết năm số sách đó sẽ được bổ sung vào các tủ sách chung của thư viện nhà trường, làm phong phú thêm cho nguồn vốn tài liệu của thư viện.

Lê Thị Hoài

NV Thư viện Trường TH Cương Gián 1, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Thủ thư và vai trò phát triển văn hóa đọc trong thư viện trường học tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Thiếu nhi Tuyên Quang 2025: Sức trẻ và khát vọng mới

Năm mới 2025 mang theo nhiều niềm vui và hy vọng mới cho tất cả chúng ta, đặc biệt là các bạn học sinh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ, ước mơ, hoài bão của các bạn trong năm mới nhé!

"Thủ lĩnh nhí" đa tài

Bạn Ngô Ngọc Châu Anh hiện là “thủ lĩnh nhí” của lớp 5/3, trường TH Phước Hải 1 (TP Nha Trang, Khánh Hòa). Nhắc đến Châu Anh, thầy cô và các bạn ai cũng quý mến bởi cô bạn dễ thương, đa tài, lại hay nói, hay cười nữa.

Cô Hồng Phúc và niềm đam mê với STEM

Không chỉ được biết đến với lòng nhiệt huyết, yêu nghề, cô Lại Thị Hồng Phúc còn là một giáo viên tiêu biểu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học tại trường Tiểu học Khương Mai (quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội).