Thủy thủ gốc Việt và cuộc sống trên siêu tàu sân bay Mỹ

vuhien
Paul Nguyen, quân nhân thuộc biên chế tàu sân bay USS Carl Vinson đang neo đậu tại Đà Nẵng, cho biết anh có cha mẹ đều là người Việt và từng về thăm quê một lần.

 

Bốn thủy thủ trên tàu sân bay USS Carl Vinson chuẩn bị thực hiện nghi thức chào cờ vào cuối giờ chiều hàng ngày hôm 5/3. Hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ hiện dừng chân tại vịnh Đà Nẵng trong chuyến thăm kéo dài 5 ngày.

Paul Nguyen, chàng trai gốc Việt, là một thành viên của thủy thủ đoàn tàu USS Carl Vinson. Chia sẻ với phóng viên Paul cho biết cha mẹ anh đều là người Việt, quê ở Cà Mau. Anh sinh năm 1994, từng về Việt Nam một lần năm 2010.

Paul cho biết anh làm trên tàu hai năm nay với công việc sửa chữa máy bay. Chàng trai thích xăm hình và cả hai hình xăm trên cánh tay đều hình thành sau khi anh nhập ngũ. Anh rất thích đồ ăn Việt Nam.

USS Carl Vinson là một trong 10 siêu tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Tàu có biệt danh "Đại bàng Vàng" (Golden Eagle), với khẩu hiệu là "Sức mạnh từ biển cả" (Vis Per Mare).

Đây là năm thứ 2 liên tiếp tàu sân bay vốn thuộc Hạm đội 3 Hải quân Mỹ đến hoạt động ở vùng Biển Đông. Với biên chế gần 6.000 thủy thủ và chuyên viên, hàng không mẫu hạm này thậm chí còn "đông dân" hơn cả một số thành phố nhỏ.

Sinh hoạt trên tàu tuân theo tinh thần "kỷ luật là điều kiện tiên quyết", theo lời ông Rick Labranche, cựu sĩ quan chỉ huy trên tàu Carl Vinson giai đoạn 2010-2013. "Chúng tôi ở trên một con tàu khổng lồ, do vậy kỷ luật là điều rất quan trọng. Chúng tôi đã nhập cuộc và phải luôn trong tinh thần sẵn sàng từng phút từng giây”, ông Labranche từng chia sẻ với báo giới.

Vị cựu chỉ huy cho hay những lý do để bị phạt có thể là "hiệu quả làm việc kém" hoặc thậm chí quan hệ khuất tất với cấp dưới; nhẹ thì bị cấm túc, còn nặng thì bị trả về đất liền. Tuy nhiên, khi một lính hải quân bị yêu cầu quay trở về "có nghĩa sự nghiệp của anh ta đã chấm dứt".

Các phóng viên Việt Nam và quốc tế được đưa đi tham quan tàu vào chiều 5/3. Đây là lần đầu tiên một tàu sân bay của Mỹ cập cảng Việt Nam kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Sự kiện lịch sử đánh dấu một mốc mới trong quan hệ Việt - Mỹ nói chung và hợp tác quốc phòng giữa hai nước nói riêng. Trong ảnh là thủy thủ hướng dẫn báo chí trong chuyến tham quan tàu.

Thủy thủ Grandin, 27 tuổi, đã theo tàu 3 năm. Anh cho biết anh đã kết hôn và có một con trai. "Tôi yêu thích cuộc sống trên tàu. Đây là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam. Khí hậu ở Đà Nẵng rất dễ chịu", Grandin nói.  Anh nói anh rất nhớ con trai nhưng chưa biết khi nào mới có thể về thăm nhà.

USS Carl Vinson được ví như một "pháo đài di động" trên biển với những hoạt động liên tục nhằm đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu. Mỗi ngày, các máy bay chiến đấu đều cất cánh thực hiện những vụ tuần tra trên các vùng biển xung quanh. Mỗi lần bay có thể kéo dài khoảng 3 giờ. "Nếu có ngày làm việc dưới 12-14 tiếng thì đó thực sự là một ngày hiếm hoi", một phi công từng chia sẻ trên trang GMA Network.

Nhiệm vụ quan trọng của phần lớn hải trình là chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ. Do vậy, chương trình tập luyện chiếm đa số thời gian trên tàu USS Carl Vinson. "Các bài tập này giống như một môn thể thao và chúng tôi phải luôn tập luyện. Biên độ sai số phải ở mức rất nhỏ", viên phi công trên nói.

Các thủy thủ chia ca để làm nhiệm vụ. Khi hết ca trực, họ có thể mặc thường phục, rời vị trí và tham gia các hoạt động giải trí ngay trên tàu.

 

Theo Trithuctre 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Thủy thủ gốc Việt và cuộc sống trên siêu tàu sân bay Mỹ tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Cậu bé đa tài

“Cậu bé đa tài” hay “anh bạn nhỏ thông thái” là những lời nhận xét của thầy cô và ...

Bài Gương Mặt khác

Môi trường để bạn trẻ rèn luyện, cống hiến, trưởng thành

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu (GMTVNTB) Đặng Cát Tiên và Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023 Lê Văn Phúc đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình phấn đấu vươn lên, cống hiến, đặc biệt là sự đồng hành của tổ chức Đoàn, Hội, Đội giúp các bạn trở thành những tấm gương truyền cảm hứng như ngày hôm nay.

Ước mơ trở thành nhà Toán học

Ghé thăm lớp 5A7, trường Tiểu học Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân, Hà Nội), nếu bạn ngỏ ý muốn gặp “cây Toán” của lớp, hẳn là các bạn trong lớp sẽ vui vẻ giới thiệu ngay cậu bạn Nguyễn Hoàng Việt – người sở hữu một loạt thành tích ấn tượng cấp Quốc gia, Quốc tế với bộ môn thú vị này

Đỗ Hà My - cô gái tài năng

Thích học Toán, mê tiếng Anh, nghiền khoa học, có tài lẻ về khiêu vũ thể thao, vẽ tranh và có chiều cao vượt trội… là những điều mà mọi người luôn ấn tượng khi nhắc tới cô bạn Đỗ Hà My (lớp 6CI1, trường liên cấp Nguyễn Siêu, Hà Nội).

"Thầy Tổng" đa tài và tâm huyết

Gắn bó với phong trào, công tác Đội trong nhiều năm, thầy Đinh Công Thành (trường Tiểu học Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội) luôn dành nhiều tâm huyết, sáng tạo để có những cách làm đổi mới, phù hợp với các bạn thiếu nhi, học sinh.