Tin giáo dục hôm nay 23.9: Trẻ em và vắc xin phòng ngừa COVID-19 có ý nghĩa gì cho năm học mới ở Mỹ?

An Hảo
Các chuyên gia trước đây đã ước tính rằng Hoa Kỳ cần tỷ lệ tiêm chủng ít nhất 75% để đạt được mức “miễn dịch cộng đồng”.

Giờ đây với biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn, có thể cần một tỷ lệ cao hơn vì có nhiều trường hợp “đột phá” hơn được báo cáo.

Nhưng với hơn 22% dân số dưới 18 tuổi, điều quan trọng là trẻ em phải tiêm chủng để đạt được những con số đó, bởi vì không phải người lớn nào cũng muốn hoặc có thể tiêm chủng.

Các chuyên gia  giáo dục của nước Mỹ cho biết, vì sức khỏe cá nhân, an toàn cộng đồng và sự liên tục của giáo dục, việc tiêm chủng cho trẻ em phải được ưu tiên hàng đầu trước khi các trường học bắt đầu.

Giả định: Nếu các trường học đưa hoạt động giáo dục trực tiếp trở lại như đã định vào mùa thu này, thì khả năng chúng ta sẽ thấy một đợt bùng phát dịch COVID-19 hoặc trường học đóng cửa như thế nào?

Đối với các nhà giáo dục, việc tiếp tục đóng cửa trường học không phải là một lựa chọn. Họ kiên quyết rằng trẻ em không  thể mất thêm một năm học thứ ba vì đại dịch và phải nhận được sự kích thích xã hội mà chúng cần.

Một phân tích của McKinsey - công ty tư vấn quản lý, ước tính rằng đại dịch Covid-19 đã khiến cho học sinh chậm hơn khoảng 5 tháng đối với môn toán và 4 tháng về môn đọc.

Trường học có thể mở cửa an toàn giữa đại dịch không?

Tính đến tháng 8.2021, nước Mỹ mới chỉ có hơn 29% trẻ em từ 12 - 15 tuổi được tiêm chủng đầy đủ. Đây là con số tương đối thấp, đặt nhóm tuổi này ở cuối danh sách với số lượng thành viên được tiêm chủng thấp nhất. Với việc các trường học bắt đầu mở cửa trở lại thì tỷ lệ tiêm chủng này mang ý nghĩa to lớn cho năm học mới.

Các chuyên gia của nước này chỉ ra rằng: Đối với những người đủ điều kiện được tiêm chủng thì các trường học cần hành động nhanh chóng để ngăn chặn các chùm ca bệnh lây lan trong học đường, lúc đó nguy cơ bùng phát toàn diện có thể giảm bớt.

Trẻ em: Chìa khóa quan trọng trong việc đạt được "khả năng miễn dịch cộng đồng"

Khả năng miễn dịch cộng đồng là một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh COVID-19 của quốc gia và toàn cầu. Nó đề cập đến việc có đủ số người tự phát triển được khả năng miễn dịch tự nhiên hoặc miễn dịch có được (thông qua tiêm chủng).

Trong những ngày đầu của đại dịch, các nhà dịch tễ học đã ước tính mức độ cần thiết cho khả năng miễn dịch cộng đồng là từ 65 đến 70%. Nhưng với sự gia tăng biến thể Delta, nhiều chuyên gia đã nâng giới hạn tối thiểu này lên ngày càng cao hơn.

Kể từ tháng 12 năm 2020, Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện y học quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm, cho biết mức độ miễn dịch cộng đồng ít nhất phải đạt từ 75% đến hơn 80% mới có nhiều khả năng trở lại bình thường.

Nhưng để đạt được mức độ đó, một số lượng đáng kể trẻ em và thanh thiếu niên sẽ cần phải tiêm chủng. Tại Hoa Kỳ, những người dưới 18 tuổi chiếm hơn 22% tổng dân số.

Tiến sĩ Alok Patel, bác sĩ nhi khoa tại Stanford Children’s Health đã phân tích mức độ tiêm chủng thấp ở thanh thiếu niên sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với toàn bộ dân số. Trẻ em dễ bị tổn thương hơn và có nhiều khả năng bị mắc và truyền virus corona hơn. Ngoài ra, điều này cho phép virus có thêm thời gian để tái tạo và có khả năng đột biến thành một biến thể độc hại và / hoặc có thể lây truyền.

Tiến sĩ Alok Patel cho biết thêm: Điều tối quan trọng đối với bất kỳ ai trên 12 tuổi là phải tiêm phòng càng sớm càng tốt.

“Biến thể Delta đang hoạt động giống như một tên lửa đang di chuyển nhắm vào những người chưa được tiêm chủng, với các trường hợp gia tăng trên khắp đất nước. Trẻ em thường ít phải nhập viện hơn, nhưng chúng có thể truyền virus cho người khác, kể cả những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, chẳng hạn như ông bà hoặc bất kỳ ai có bệnh lý tiềm ẩn”, ông nói.

Tiến sĩ Deborah Greenhouse, một bác sĩ nhi khoa ở Columbia, Nam Carolina cũng nhấn mạnh rằng việc tiêm phòng là hoàn toàn quan trọng để kiểm soát tốt sự tiến triển của đại dịch: “Chúng ta không thể vượt qua điều này nếu không đạt được tỷ lệ tiêm chủng rất cao. Trước đây, chúng tôi chưa bao giờ có thể tiêu diệt được một loại virus hoặc thoát khỏi đại dịch nào đó mà không có vắc xin, và không có lý do gì để nghĩ rằng chúng tôi sẽ làm lần này”.

Hội chứng hậu COVID-19 ở trẻ em

Với COVID-19, có một khía cạnh khác để suy nghĩ: Các triệu chứng dai dẳng, lâu dài, hoặc "COVID-19 kéo dài", như người ta đã biết.

Tiến sĩ Annabelle de St. Maurice, trợ lý giáo sư nhi khoa tại bộ phận các bệnh truyền nhiễm tại UCLA Health, cho biết bên cạnh việc nhập viện và tử vong, thì những hội chứng hậu Covid-19 kéo dài này là những vấn đề rất thực tế: “Điều này thực sự có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ”.

Tiến sĩ Alok Patel cho biết phạm vi đầy đủ của hội chứng hậu COVID-19 vẫn chưa được biết, nhưng “nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đã có các triệu chứng kéo dài nhiều tuần, nếu không phải vài tháng, sau khi xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính ban đầu”.

Hội chứng hậu COVID-19 kéo dài ở trẻ em, là một hiện tượng đang xảy ra trên toàn thế giới: “Trẻ có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, đau ngực, khó thở, tâm thần và các triệu chứng khác. Nhận thức về việc chăm sóc liên ngành cần thiết cho những người mắc hội chứng COVID kéo dài ngày càng tăng, và do đó, việc ngăn chặn nó là cấp bách và cần được thông qua vắc-xin”.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Học sinh tìm hiểu Thủ đô Hà Nội qua những trang sách

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), cô và trò trường Tiểu học Dịch Vọng A đã tổ chức Ngày hội tuyên truyền và giới thiệu sách với chủ đề "Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" và Hội thi tổ chức “Hội thi trưng bày và giới thiệu sách”.

Aerobic lấp lánh ánh vàng

Đội tuyển Aerobic trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội đã xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại Hội khỏe Phù Đổng cấp Quận lần thứ X năm 2024.